Cần cơ chế đặc biệt thương mại hoá công trình khoa học
Đề xuất lập doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu
Sáng 17/2, tại hội trường, các đại biểu tiếp tục đề xuất về giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội lấy ví dụ: “Viện huyết học và truyền máu TW đã nghiên cứu và tạo ra panel hồng cầu (hệ thống kháng nguyên tìm kiếm sự bất thường để đảm bảo an toàn truyền máu) vừa rẻ hơn so với giá thương mại, vừa phù hợp với đặc điểm hồng cầu của người Việt Nam. Khi áp dụng vào thực tiễn thì còn tốt hơn công nghệ hiện nay được nghiên cứu dựa trên chủng tộc người da trắng. Tuy nhiên, để thương mại hoá, cung cấp cho cả nước và thay thế cho panel nước ngoài thì thủ tục rất khó”.

Các đại biểu cũng tán thành việc các cơ quan nghiên cứu được lập doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó sẽ tránh tình trạng khi nghiên cứu xong “bỏ tủ.”
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho rằng, không phải kết quả nghiên cứu nào cũng có thể triển khai kết quả ứng dụng thông qua doanh nghiệp bởi rất nhiều kết quả nghiên cứu mới có thể trở thành ứng dụng trong doanh nghiệp.
“Cần bổ sung điều 9 trong Dự thảo về quyền thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Có thể sản phẩm nghiên cứu không ứng dụng được tại doanh nghiệp mà có thể bán cho người khác. Các cơ quan, đơn vị có thể mua về tiếp nối nghiên cứu và ứng dụng sau”, đại biểu Cường nêu giải pháp.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng chỉ ra sự bất hợp lý trong chính sách thuế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học khi Nhà nước được miễn thuế còn đơn vị nghiên cứu tự khai thác tiền lại vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cho rằng “đây là điều không công bằng”, các đại biểu đề xuất “miễn tất cả thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động nghiên cứu”.
Tiếp thu ý kiến và giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận đây là điểm nghẽn lớn và kéo dài, vì thế Nghị quyết đã đưa ra những chính sách mạnh mẽ nhằm thương mại hoá kết quả nghiên cứu.

“Nghị quyết thí điểm cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và tự quyết với tài sản hình thành từ nghiên cứu để chủ động thương mại hoá ngay sau kết thúc nghiên cứu. Người làm nghiên cứu được phép hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hoá, tham gia lập và điều hành doanh nghiệp. Từ đó tạo ra lợi ích cho toàn xã hội: Nhà nước thu thuế; tạo việc làm; nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải trình.

Theo chương trình, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại cuối kỳ họp.


Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương vào sáng 20/3.
Nhà hàng Gu ở đường Nguyễn Trung Tín, thành phố Quy Nhơn bị xử phạt 100 triệu đồng, vì gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn kỹ thuật gây tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20dBA.
Một vụ tai nạn giao thông khiến một học sinh tử vong tại chỗ và hai em bị thương nặng đã xảy ra tại Tỉnh lộ 561, thuộc tỉnh Quảng Bình.
Công an tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Công an tỉnh Khammouane (Lào) phá đường dây xuyên biên giới, thu giữ hơn 25kg ma túy các loại.
Đối tượng Vũ Xuân Hiền tự lập bãi xe trái phép trên vỉa hè Hà Nội, khi có xe ô tô đến thì liền ra khóa bánh để ép tài xế phải trả tiền trông giữ.
Ngõ 381 Nguyễn Khang – tuyến đường nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm.
0