Cần chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là những người đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Làm việc vất vả nhưng thu nhập của giáo viên mầm non rất thấp, vì vậy họ cần được quan tâm và đãi ngộ tương xứng hơn.

Công việc đòi hỏi sự tận tụy, kiên nhẫn nhưng mức thu nhập chưa tương xứng khiến nhiều giáo viên mầm non phải tìm cách xoay sở hoặc rời bỏ nghề.

Sống và làm việc ở giữa Thủ đô, đồng lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống, cô giáo Vũ Thị Tình - Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải làm thêm công việc bán hàng online và dạy thêm buổi tối để tăng thu nhập.

Cô giáo Vũ Thị Tình chia sẻ: “Không chỉ mình tôi mà các giáo viên đồng nghiệp của tôi đều phải làm thêm công việc khác để có thêm nguồn thu nhập. Chúng tôi rất mong muốn trong thời gian tới, Nhà nước sẽ có thêm chính sách, những chế độ về tiền lương để các cô yên tâm công tác".

Chính sách đãi ngộ chưa phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến ngành giáo dục mầm non rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự.

Bà Phạm Thanh Hoa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi hoa (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Đến thời điểm này có rất nhiều cô giáo mầm non đang rời bỏ nghề với một lý do rất chính đáng là nghề không đảm bảo được cuộc sống, không đủ tiền đóng học cho con. Bởi vậy, tôi mong muốn Chính phủ và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên mầm non, đặc biệt là về chế độ chính sách cũng như lương khởi điểm với những cô giáo trẻ".

Để giữ chân và thu hút giáo viên mầm non, đã đến lúc cần những chính sách đặc thù, thiết thực hơn. Hy vọng việc cân nhắc nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non cũng như những chính sách khác liên quan sớm được thống nhất để giáo viên mầm non có thêm động lực, năng lượng, tận tâm cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai (quận Ba Đình, Hà Nội) kiến nghị: “Tôi rất mong muốn Luật Nhà giáo được thông qua và có những chế độ chính sách, ưu đãi cho giáo viên mầm non với những chế độ đặc thù như là về tiền lương, tiền phụ cấp hay khoản tiền hỗ trợ với giáo viên mầm non".

Phần lớn giáo viên hy vọng rằng khi Luật Nhà giáo được ban hành với các quy định cụ thể sẽ không chỉ tháo gỡ được vấn đề tiền lương mà còn là chiếc phao cứu sinh giúp các giáo viên muốn gắn bó và cống hiến với nghề.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.

Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.

Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.