Cận cảnh dòng trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Chiếc trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran bị rơi hôm 19/5 là dòng Bell 212 của Mỹ và được sản xuất từ... năm 1968.

Hãng thông tấn Iran Tasnim đưa tin, vào ngày 19/5, chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran - ông Ebrahim Raisi đã gặp sự cố trên đường trở về sau chuyến công du đến nước láng giềng Azerbaijan.

Trực thăng Bell 212 chở 9 người trong đó có Tổng thống và Ngoại trưởng Iran cùng một số lãnh đạo cấp cao khác. Hãng thông tấn bán chính thức của Chính phủ Iran Mehr hôm nay (20/5) cho biết, toàn bộ hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng.

Trực thăng chở tổng thống Iran rơi là chiếc Bell 212 - trực thăng vận tải dân sự cỡ trung được tập đoàn Bell Helicopter của Mỹ phát triển và chế tạo, thực hiện chuyến bay thử đầu tiên năm 1968. Bell 212 là một trong những mẫu trực thăng mang tính biểu tượng của hãng.

Bell 212 - chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố vào tối ngày 19/5. Ảnh: India Today.

Bell 212 dài 17,4 m, cao 3,8 m, sải cánh nâng 14,6 m và khối lượng rỗng 2,9 tấn. Trực thăng này có thể chở tối đa 15 người, gồm một phi công và 14 hành khách. Mỗi chiếc Bell 212 được trang bị động cơ P&W PT6T-3 sử dụng hai tua-bin PT6 với tổng công suất 1.800 mã lực.

Nếu một tua-bin gặp sự cố, chiếc còn lại có thể duy trì công suất 900 mã lực trong 30 phút hoặc 765 mã lực trong thời gian dài và cho phép máy bay bảo đảm khả năng vận hành ở khối lượng cất cánh tối đa.

Dây chuyền sản xuất Bell 212 hoạt động từ năm 1968 và kết thúc sau 30 năm. Đây là dòng trực thăng được tin dùng trong hoạt động tiếp tế và vận chuyển cho các giàn khoan xa bờ, do được chứng nhận đủ khả năng vận hành trong điều kiện thời tiết xấu và có độ tin cậy cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khảo sát từ các hãng hàng không và đại lý vé máy bay cho thấy, giá vé khứ hồi các chặng nội địa dịp lễ 30/4 và 1/5 bắt đầu tăng cao.

Động cơ của chiếc máy bay chở hàng thuộc hãng FedEx đột nhiên bốc cháy giữa không trung ngay sau khi cất cánh từ sân bay ở bang New Jersey của Mỹ, khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.

Thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới AG600 của Trung Quốc đã hoàn thành tất cả các mục thử nghiệm bay, một bước quan trọng để được cấp chứng nhận khả năng bay an toàn.

Các công nhân đã nhanh chóng khắc phục, nối lại giao thông đường sắt Bắc – Nam trong sáng 2/3, sau sự cố lật tàu tại Hà Tĩnh.

Công nghệ giao thông siêu tốc Hyperloop đã được đưa vào thử nghiệm tại Ấn Độ, với mong muốn rút ngắn gian di chuyển từ Delhi đến Jaipur.

Sáng 1/3, một tàu chở hàng đã đâm phải chiếc xe tải đi qua đường ngang dân sinh, đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Sự cố khiến tàu bị trật bánh và lật nghiêng bên đường ray.