Cần bước đột phá để vận hành đường sắt tốc độ cao

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản toàn diện ngành đường sắt. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.

Năm 2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt trên 7 triệu lượt hành khách, tăng 14% so với kế hoạch và cùng kỳ. Vận chuyển hàng hóa đạt trên 5 triệu tấn, vượt 7,1% kế hoạch và 11,4% cùng kỳ. Trong bối cảnh khó khăn của năm 2024, đặc biệt là cơn bão số 3, sự cố sạt lở đất, một số vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan lĩnh vực đường sắt chưa được giải quyết triệt để, nhưng nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, đột phá, ngành đường sắt đã tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, trong thời gian tới, ngành đường sắt cần có đề án cụ thể nâng tỷ lệ nội địa hóa, nhất là về đầu máy, toa xe để dần chuẩn bị cho dự án đường sắt tốc độ cao, đưa vào khai thác nhiều sản phẩm dịch vụ mới, chất lượng cao, thu hút nhiều hành khách sử dụng phương tiện đường sắt.

Về kế hoạch năm 2025, Tổng công ty Đường sắt phấn đấu bảo đảm tỷ lệ tàu khách đi đúng giờ đạt 99%, đến đúng giờ đạt 77% trở lên; giảm tai nạn giao thông đường sắt từ 5% trở lên ở cả 3 tiêu chí, không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.

Để chuẩn bị cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận hành, Tổng công ty chủ động chuẩn bị các nội dung để tiếp nhận quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì tuyến đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt xây dựng mới theo quy hoạch. Trước mắt, chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu các cơ chế chính sách để báo cáo cấp thẩm quyền, xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt và Đề án cơ cấu Tổng công ty phù hợp với tình hình mới.

Công nghiệp đường sắt đã có một bước tiến mạnh mẽ trong năm 2024, trong đó có sự liên kết với những doanh nghiệp ngoài ngành, các doanh nghiệp du lịch đầu tư nâng cấp các toa xe, đoàn tàu mới, phục vụ hành khách.

Bên cạnh chuẩn bị mọi mặt về công nghệ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho công nghiệp đường sắt, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng, khai thác vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sự kiện và du lịch Xuyên Việt Sài Gòn (địa chỉ văn phòng BT16 Khu 262 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - CATP Hà Nội đã phối hợp với các Đồn Biên phòng các Cửa khẩu Quốc tế tiến hành bàn giao một số công dân Trung Quốc có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để xử lý tiếp.

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm trên không gian mạng nhằm vào học sinh, sinh viên để đe dọa, dẫn dắt các em và gia đình chuyển khoản tiền để chiếm đoạt.

Chiều 8/5/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5/2025 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

9 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc nam do Chu Văn Diễn (sinh năm 1996, trú tại chung cư Stellar Garden, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu đã bị Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội phát hiện và bắt giữ.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.