Cân bằng lợi ích doanh nghiệp khi áp thuế tối thiểu toàn cầu
Động thái này được cho là sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI khi ưu đãi họ được hưởng thấp hơn so với cam kết ban đầu.
Việc cần thiết hiện nay là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp FDI theo chủ trương thu hút đầu tư mới để các nhà đầu tư thêm tin tưởng và kỳ vọng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam
Tháng 10/2023 nhà máy này chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu mốc quan trọng trong việc “dẫn vốn” vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế trong 15 năm. Tuy nhiên, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng đã tác động lên mức ưu đãi trước đó.
Hiện có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu.
Việc áp thuế này sẽ giúp Việt Nam tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, khoảng 14.600 tỷ đồng và hạn chế chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.
Bên cạnh bài toán thu được bao nhiêu tiền thì đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp theo chủ trương thu hút đầu tư mới.
Việc Quốc hội quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, có thể nói, là bước đi quan trọng và cần thiết, trong việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
Nếu được thông qua, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần quan trọng giữ chân và thu hút các nhà đầu tư lớn, cùng dòng vốn đầu tư chất lượng cao.


Tổng cầu tăng từ doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng mạnh bốn tháng đầu năm nay, không chỉ phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đã dần quay trở lại, mà còn tạo dư địa cho doanh nghiệp nội vươn lên.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.
Trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ chủ trì, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam đã thống nhất tìm giải pháp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
0