Cải tạo chung cư cũ theo nguyên tắc toàn khu

Thực hiện nhiệm vụ cải tạo chung cư cũ, thành phố Hà Nội xác định thực hiện theo nguyên tắc xây dựng lại toàn khu chứ không làm nhỏ lẻ ở từng dãy nhà.

Gia đình bà Nguyễn Thị Huyền ở chung cư F4, khu tập thể Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, quận Thanh Xuân, đã hơn nửa thế kỷ. Căn hộ chỉ khoảng hơn 20m² nên rất chật chội với hai thế hệ ở cùng.

Chung cư F4 có chiều cao 5 tầng, được xây dựng từ năm 1958 nên thiết kế lạc hậu, các căn hộ và hành lang tối tăm, chật hẹp. Từ gần hai chục năm nay, chung cư F4 Thanh Xuân đã bị lún sụt và xuống cấp nặng nề. Thế nhưng, gần 50 hộ dân vẫn phải sinh sống trong hoàn cảnh khó khăn, khổ cực như vậy.

Bà Huyền cho biết: “Tôi đã sống ở khu tập thể này hơn 50 năm. Nhà ở đã lâu nên xuống cấp rất nhiều. Mỗi khi có mưa bão, gạch, ngói nhà bị nở tung hết. Nước ba ngày mới có một lần. Nhà vệ sinh không có. Chúng tôi có nguyện vọng rằng mong Nhà nước, thành phố xây dựng lại cho chúng tôi khu nhà ở sao cho tiện lợi hơn”.

Không chỉ người dân ở chung cư F4 Thanh Xuân mà người dân ở hàng nghìn dãy nhà chung cư khác trên địa bàn thành phố cũng phải sống trong những chung cư đã xuống cấp trầm trọng. Họ trông chờ từng tháng, từng năm, mong mỏi thành phố sớm triển khai xây dựng lại chung cư cũ để người dân có được nơi ở tốt hơn.

Việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được thành phố triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua, thế nhưng chừng ấy thời gian, Hà Nội mới chỉ cải tạo được hơn 1% trong tổng số gần 1.600 nhà chung cư cũ trên địa bàn, tại những vị trí có lợi thế về thương mại. Còn những dãy nhà nằm sâu trong khu chung cư, ở vị trí không đắc địa thì dù có hư hỏng trầm trọng vẫn chưa được quan tâm.

Trước thực tế đó, trong “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ” gần đây, Hà Nội đã xác định thực hiện theo nguyên tắc cải tạo, xây dựng toàn khu chứ không thực hiện nhỏ lẻ như trước đây. Việc đầu tiên là phải triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội kiến trúc sư Hà Nội, cho hay:“Đồ án quy hoạch chi tiết rất quan trọng. Việc đưa ra những chỉ tiêu về sử dụng đất, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, dân số…. đó sẽ là cơ sở để thực hiện các bươc tiếp theo của dự án”.

Cải tạo chung cư cũ theo nguyên tắc toàn khu là một định hướng tích cực mà thành phố đang quyết liệt triển khai. Định hướng đó sẽ giúp việc cải tạo chung cư cũ được thực hiện trên diện rộng, đảm bảo mục tiêu cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.