Cải tạo chung cư cũ, nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Gần đây, Hà Nội đã đạt được những bước tiến lớn trong việc hoàn thiện các thủ tục để triển khai cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về chính sách, lợi ích giữa các bên.

Theo thống kê, toàn TP. Hà Nội có hơn 1.500 chung cư cũ, hầu hết được xây dựng vào giai đoạn 1960 đến 1992. Trong 20 năm qua mới hoàn thành cải tạo khoảng 1,14% trong tổng số này. Nguyên nhân chính khiến khó cải tạo chung cư cũ là những bất cập trong quy định hiện hành như: phải đạt tỉ lệ đồng thuận 100% của các hộ dân; xếp hàng để chờ đến lượt được kiểm định chất lượng công trình...

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, cho biết: "trong các năm qua chúng ta cũng đã có chủ trương cải tạo chung cư cũ. Chúng ta thấy đây là một lĩnh vực rất khó khăn trong quá trình làm, bao gồm cơ chế chính sách, xung đột lợi ích".

Cải tạo chung cư cũ, nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Các chuyên gia cho rằng chỉ khi nào có những thay đổi đột phá về quy định, chính sách thì mới mong cải thiện tình hình này.

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay đã xem xét thông qua 53 kết quả kiểm định công trình. Dự kiến đầu quý II, Hà Nội sẽ thông qua 126 kết quả kiểm định.

Việc xác định hệ số K để tạo được sự đồng thuận của người dân và tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư là hai nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội. Ban chỉ đạo cải tạo nhà chung cư cũ đã thống nhất việc ủy quyền, phân cấp cho quận, huyện có chung cư cũ trực tiếp xác định theo hướng dẫn của Sở Xây dựng Hà Nội để tính hệ số K sát nhất, trên cơ sở đảm bảo ba tiêu chí hiệu quả cho chủ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho người dân, cảnh quan đô thị khang trang.

Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) trong đó đã quy định cụ thể các yêu cầu về cơ chế chính sách, quy hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Cụ thể, Điều 63 của Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định về cơ chế ưu đãi như được miến tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất. Căn cứ danh mục, địa điểm có nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải pháp quy hoạch xây dựng lại cả khu chung cư hoặc giải pháp quy gom để thực hiện xây dựng lại một số nhà chung cư trên cùng địa bàn cấp xã, cấp huyện hoặc cấp huyện lân cận, nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Cùng với những quy định mới của Luật Thủ đô, đây sẽ là lời giải cho bài toán cải tạo chung cư cũ của Hà Nội trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.

Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.

Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.

Tại 5 khu đô thị vệ sinh của Thành phố Hà Nội đang xảy ra tình trạng, nhiều thửa đất ở có diện tích 1.000-2.000m2, đã được phân lô tách thửa theo đúng quy định pháp luật.

Trong khi một số dự án chưa thể cấp sổ do chưa xác định được giá đất, thì một tin vui ở Hà Nội đó là Hội đồng nhân dân Thành phố vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025.