Cải tạo chung cư cũ: Kỳ vọng từ Luật Thủ đô
Luật Thủ đô sửa đổi và Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng.
Gia đình ông Ngô Văn Quang sinh sống tại số 507 nhà D8 Khu tập thể Trung Tự quận Đống Đa từ năm 2008. Hiện cả khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là khu vực tầng 5 nhà ông, sàn và trần nhà bị ngấm dột, bong tróc, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Hơn lúc nào hết, ông Quang cùng những người dân trong khu tập thể này mong muốn nhà sớm được cải tạo. Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới, gỡ các nút thắt về mặt chính sách trong việc cải tạo chung cư cũ đã đem lại nhiều hy vọng cho ông và người dân trong các khu tập thể cũ.
Là khu vực được thành phố và quận Ba Đình lựa chọn để ưu tiên cải tạo, Khu tập thể Thành Công có nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D, thành phố đã phải di chuyển, tạm cư các hộ dân ở đây để đảm bảo an toàn.
Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có gần 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó có hơn 1.200 nhà thuộc 76 khu chung cư và hơn 300 nhà độc lập. Tuy nhiên, hiện mới có 1,2% số nhà chung cư nguy hiểm được cải tạo.
Các chuyên gia cho rằng, những điểm mới trong Luật thủ đô như cải tạo chung cư cũ phải theo quy hoạch và làm cả khu, tỷ lệ đồng thuận không cần tối đa, cách giải quyết hệ số K, việc phân quyền mạnh mẽ sẽ giúp cho việc cải tạo chung cư cũ thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, để cụ thể hóa các quy định, giúp luật đi vào cuộc sống thì cần phải có thời gian. Do đó Thành phố cũng cần sớm có các văn bản hướng dẫn đề các điểm mới trong Luật Thủ đô sớm được thực thi.
Cùng với Luật thủ đô sửa đổi, những cơ chế chính sách trong Nghị định 69 của Chính phủ ban hành năm 2021 về cải tạo chung cư cũ cũng được kế thừa mạnh mẽ trong Luật nhà ở 2023.
Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội chủ động trong các bước lập quy hoạch, lựa chọn phương thức đầu tư giúp cho quá trình cả tạo chung cư cũ đem lại hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m² đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Green City.
0