Cải cách hành chính vì người dân và doanh nghiệp

Năm 2023 đánh dấu một năm đầy nỗ lực, cố gắng của các cấp chính quyền, địa phương, đơn vị của thành phố Hà Nội trong công tác CCHC, với nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, thời gian qua, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác CCHC đã có nhiều thay đổi; góp phần xây dựng và củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp.

Chỉ vỏn vẹn 15 phút, chị Kiều Diễm ở Hoài Đức đã được cán bộ xử lý xong hồ sơ về đăng ký mã số hộ kinh doanh.

Chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo!  Rà soát, khắc phục những tồn tại!  Nhân rộng mô hình cải cách hành chính mới hiệu quả, phù hợp với phạm vi, thẩm quyền được giao. Những nỗ lực này khiến khối quận, huyện có sự thay đổi rõ nét về công tác CCHC năm qua.

Còn tại khối sở, ngành, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến toàn trình và cải cách bộ máy là những thay đổi lớn, được đánh giá cao trong năm qua. Năm 2023, Thành phố tiếp tục giảm trên 2.300 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước so với năm 2022 (đạt tỉ lệ 2%); 136 trường hợp được tinh giản theo Nghị định 108, Nghị định số 113 và Nghị định số 143   

Năm 2024, chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” tiếp tục được Thành phố lựa chọn với những yêu cầu cao hơn và quyết tâm lớn hơn nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Đây cũng sẽ là phương châm, hành động năm 2024 trong triển khai công tác CCHC của Thành phố với việc tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.   

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).