Các trường Quân đội đào tạo trở lại hệ dân sự

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Quyết định số 491 về việc giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự cho một số cơ sở giáo dục trong Quân đội.

Trước đó, thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng có trường đào tạo hệ dân sự gấp nhiều lần hệ quân sự nhưng đội ngũ giảng dạy vẫn là của quân đội, các trường đã dừng đào tạo hệ dân sự từ năm 2019.

Học viện Kĩ thuật Quân sự - một trong 15 cơ sở giáo dục được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ đào tạo dân sự.

Năm 2025, có 15 cơ sở giáo dục trong quân đội được giao nhiệm vụ đào tạo dân sự.

Theo đó, Học viện Kĩ thuật Quân sự được tuyển sinh, đào tạo trở lại hệ dân sự với 755 chỉ tiêu, gồm: 25 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 130 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, 600 chỉ tiêu đào tạo đại học.

Đối với chương trình đào tạo trình độ đại học, có 8 ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật xây dựng. Mỗi ngành lấy 60 chỉ tiêu; ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông 160 chỉ tiêu; ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 80 chỉ tiêu.

Học viện sử dụng ba phương thức tuyển sinh: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT; xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của hai Đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM); xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025. Hệ quân sự nhà trường vẫn đào tạo theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng.

Học viện Hậu cần được Bộ Quốc phòng giao đào tạo hệ dân sự ngành Tài chính - ngân hàng, với 10 chỉ tiêu trình độ tiến sĩ và 50 chỉ tiêu trình độ thạc sĩ. Với trình độ đại học, nhà trường được giao đào tạo ba ngành, gồm Tài chính - ngân hàng (100 chỉ tiêu), Kế toán (200 chỉ tiêu), Kỹ thuật xây dựng (100 chỉ tiêu).

Trường Sĩ quan Thông tin tuyển sinh dân sự với ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông và ngành Công nghệ thông tin, cùng xét tuyển các tổ hợp A00, A01, C01, D01.

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội sẽ tuyển sinh lại hệ dân sự của các ngành: Thanh nhạc, Múa, Nhạc cụ phương Tây, Nhạc cụ truyền thống, Sân khấu điện ảnh, Quản lý văn hóa, Báo chí và thạc sỹ Quản lý văn hóa. 6 năm qua, trường không tuyển hệ dân sự mà chỉ tuyển hệ quân sự, chính quy.

Trước đây, các trường quân đội được tuyển sinh hệ dân sự từ năm 2002. Với hệ dân sự, học viên đóng học phí theo quy định của nhà nước, không được miễn như hệ quân sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước hạn cuối cùng phải công bố phương án tuyển sinh lớp 10 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD ĐT Hà Nội đã chính thức công bố việc lựa chọn Ngoại ngữ là môn thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026 khiến số đông các học sinh, phụ huỵnh và giáo viên vui mừng.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 23 đơn vị giảm xuống còn 18, trong đó 15 đơn vị giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; ba đơn vị phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của bộ.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên năm học 2025 - 2026 của Hà Nội sẽ thực hiện với ba môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.

Khi nhu cầu đăng kí thi đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia đang tăng cao, vượt quá số lượng chỗ thi được thiết kế ban đầu, liệu có còn cơ hội cho các thí sinh khác muốn đăng ký trong các đợt tiếp theo?

Thực hiện quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên năm học 2025 - 2026 của Hà Nội sẽ thực hiện với ba môn thi gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.

Sáng 26/2, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã dự sự kiện giáo dục New Zealand - Viet Nam EduConnect tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.