Các nước Ả rập họp bàn kế hoạch tái thiết Gaza
Kế hoạch này được soạn thảo nhằm ứng phó với đề xuất gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Washington sở hữu Gaza và di dời gần 2 triệu người Palestine khỏi dải đất này sang các nước láng giềng.
Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman sẽ chủ trì cuộc họp tại Riyadh để thảo luận về kế hoạch tái thiết Gaza, do Ai Cập soạn thảo. Theo kế hoạch này, các vùng an toàn sẽ được tạo ra ở Gaza để người Palestine định cư trong khi nhà cửa và cơ sở hạ tầng được xây dựng lại.
Kế hoạch này dự kiến sẽ được thực hiện trong 3-5 năm. Giai đoạn đầu của kế hoạch sẽ khôi phục các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và nước sạch, cũng như khôi phục ngành nông nghiệp của Gaza. Cư dân Gaza sẽ là lực lượng lao động chủ yếu cho công cuộc tái thiết dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này.
Theo giới phân tích, kế hoạch của Ai Cập chỉ có thể thành công nếu có đủ nguồn tài chính và lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực vào ngày 19/1 tiếp tục được thực thi.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ đã công bố một đề xuất gây sốc khi gợi ý rằng Mỹ sẽ tiếp quản Gaza, di dời người Palestine vĩnh viễn và biến dải đất này thành một Riviera của Trung Đông. Đề xuất trên đã vấp phải sự phản đối rộng rãi của quốc tế.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0