Các chuyên gia chỉ trích chính sách thuế của ông Trump
Chiều 2/4 theo giờ địa phương, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và mức thuế cao hơn đối với các đối tác thương mại lớn nhất. Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều chuyên gia kinh tế.
Kế hoạch gây khó cho liên minh phương Tây
Gary Hufbauer, thành viên cấp cao không thường trú tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng, thông báo áp thuế của Tổng thống Trump có thể được xem là một khởi đầu mạnh mẽ đối với các vấn đề thương mại quốc tế, đi kèm với sự phóng đại về những thách thức mà các rào cản thương mại nước ngoài đang gây ra. Ông chỉ ra rằng, một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đã được miễn trừ khỏi các mức thuế quan này và cảnh báo rằng, kế hoạch của ông Trump có thể gây ra những khó khăn cho sự đoàn kết trong liên minh phương Tây.

Mặc dù Tổng thống Trump đã cam kết giảm giá cho người tiêu dùng ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, nhưng sáng kiến kinh tế lớn đầu tiên của ông lại là một loạt chính sách thuế quan có thể tác động ngược lại mục tiêu này. Những mức thuế mới có thể là sự thay đổi lớn nhất trong thương mại toàn cầu kể từ sau Thế chiến II.
Trong một bài phát biểu dài 48 phút tại Vườn Hồng, ông Trump đã trình bày các điểm chính trong kế hoạch của mình, sau đó chuyển sang các chủ đề khác như giá trứng, các băng đảng bạo lực và sự ủng hộ của công chúng đối với ông. Các điểm chính bao gồm:
- Áp dụng thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
- Đưa ra mức thuế đối ứng đối với các quốc gia có thâm hụt thương mại cao với Mỹ, tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia này.
- Đánh thuế 25% đối với xe nhập khẩu, có hiệu lực ngay lập tức.
Thông báo này đã khiến hợp đồng tương lai chứng khoán giảm mạnh, vì các nhà đầu tư lo ngại rằng thuế quan sẽ làm tăng giá và kìm hãm tăng trưởng, dẫn đến khả năng suy thoái. Điều này làm dấy lên lo ngại về mâu thuẫn cơ bản trong kế hoạch của ông Trump. Nếu thuế quan được sử dụng như công cụ gây sức ép, chúng sẽ phải được dỡ bỏ khi các quốc gia đồng ý và doanh thu từ thuế quan sẽ biến mất.

“Hãy ngồi xuống, hít thở thật sâu, đừng trả đũa ngay lập tức”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khuyên các quốc gia không nên phản ứng vội vàng, bởi việc trả đũa có thể khiến tình hình leo thang. Ông cho rằng, mặc dù thuế quan có thể không phải là vĩnh viễn, nhưng chính quyền Trump sẽ theo dõi tác động của chúng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc gia để thực hiện quyết định áp thuế quan, ông cho rằng Mỹ bị các nước ngoài đối xử không công bằng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, thâm hụt thương mại không phản ánh toàn bộ tình hình kinh tế của Mỹ. Thực tế, Mỹ có thặng dư trong lĩnh vực dịch vụ, với việc xuất khẩu dịch vụ đạt 1,1 nghìn tỷ USD trong năm ngoái.

Ông Bessent cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Kaitlan Collins của CNN: “Các quốc gia thâm hụt có lợi thế, trong khi các quốc gia thặng dư thường gặp bất lợi. Theo truyền thống, các quốc gia thặng dư luôn là bên yếu thế trong bất kỳ cuộc leo thang thương mại nào”.
Mỹ có mức thuế quan cao nhất trong các quốc gia công nghiệp hóa
Các chuyên gia kinh tế như Justin Wolfers cho rằng, chính sách thuế quan này sẽ khiến Mỹ trở thành quốc gia có mức thuế quan cao nhất trong các quốc gia công nghiệp hóa. “Mức thuế quan đề xuất của Trump cho năm 2025 sẽ vượt xa bất kỳ mức thuế nào mà các quốc gia công nghiệp hóa khác áp dụng”, ông Justin Wolfers cho biết.
Chuyên gia Brett House từ Trường Kinh doanh Columbia cũng nhấn mạnh, quan niệm về thuế quan “giảm giá” là không chính xác và có thể làm gia tăng lo ngại về sự không chắc chắn trong việc thực thi các mức thuế này. Ông cho rằng: "Bất kỳ khái niệm nào về chiết khấu và có đi có lại đều dựa trên những tính toán không rõ ràng của Nhà Trắng về tác động của hành vi thao túng tiền tệ bị cáo buộc và các rào cản thương mại được cho là khó có thể chịu được sự kiểm tra của bên ngoài".

Vina Nadjibulla từ Quỹ châu Á - Thái Bình Dương của Canada cũng nhấn mạnh rằng, các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ phản ứng của các đối tác thương mại. Liệu các quốc gia có thể phối hợp phản ứng với nhau hay không sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tác động của các mức thuế này đối với nền kinh tế toàn cầu.
Theo Fitch Ratings, mức thuế quan mới khổng lồ của Tổng thống Trump sẽ đẩy mức thuế quan của Mỹ lên mức cao nhất kể từ năm 1910. Theo ước tính của Fitch, động thái này sẽ nâng mức thuế quan của Mỹ từ 2,5% vào năm ngoái lên 22%, vượt qua mức thuế khoảng 20% mà Mỹ áp dụng sau Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930, đạo luật được cho là đã gây ra cuộc chiến thương mại toàn cầu và làm trầm trọng thêm cuộc đại suy thoái.
Olu Sonola, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Fitch Ratings cho rằng, đây là một bước ngoặt không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông cảnh báo rằng, nhiều quốc gia có thể sẽ rơi vào suy thoái nếu mức thuế quan này được duy trì trong thời gian dài.


Với việc công bố mức thuế nhập khẩu mới, ông Trump không những tuyên chiến với thương mại tự do mà còn tự cách biệt nước Mỹ với phần còn lại của thế giới vẫn luôn chủ trương thúc đẩy thương mại tự do.
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc ngày 3/4 đã giải cứu thành công một người đàn ông khoảng 52 tuổi sau 120 giờ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một khách sạn bị sập ở thành phố Mandalay, Myanmar.
Mỹ đã phê duyệt thoả thuận bán 20 máy bay chiến đấu F-16 Block 70/72 cho Philippines với giá trị 5,58 tỷ USD.
Kể từ khi Ả rập Xê út triển khai kế hoạch Tầm nhìn 2030, nhiều cơ hội mới đã mở ra giúp các nghệ sĩ tập trung hơn vào việc lưu giữ và tái hiện di sản văn hóa.
Tại hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 3/4 ở thủ đô Brussels của Bỉ, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố Washington vẫn sẽ ở lại liên minh quân sự này
Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.
0