Cả nước đạt 14/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2024
Sáng 30/9, tại TP.HCM, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể, thẩm tra báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, mục tiêu năm 2024 của cả nước dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu.
Theo báo cáo, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tính chung 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42%. Nhiều địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao như Bắc Giang là 14,14%; Khánh Hòa là 12,73%; Thanh Hóa là 11,49%; Hải Phòng là 10,32%. Dự kiến cả năm ước đạt khoảng 6,8 - 7%, vượt mục tiêu đề ra 6 - 6,5%. Cả nước dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2024.
Dự báo, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2021 - 2025 sẽ hoàn thành. Bên cạnh đó là hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng khác, nhất là nợ công, bội chi ngân sách Nhà nước thấp hơn nhiều phạm vi cho phép, đưa vào sử dụng hơn 3.000 km đường bộ cao tốc, vượt mục tiêu đề ra.


Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.
Khi ranh giới giữa vi phạm dân sự và xử lý hình sự chưa rõ ràng thì "Hình sự sự hóa" từng là nỗi lo có thật với nhiều doanh nghiệp tư nhân. Nhưng giờ đây, một bước ngoặt đã đến từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị - với cam kết rõ ràng: không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt tiền từ 10 triệu đồng nếu sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Với số tiền dự kiến dùng để chia cổ tức là hơn 7.468 tỷ đồng, LPBank là ngân hàng trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2025, xét về cả tỷ lệ chi trả và quy mô chi trả.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sáng 18/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần có cơ chế chính sách “nuôi dưỡng, chăm sóc” doanh nghiệp lớn lên.
Các chuyên gia cho rằng, giữa những biến động hiện nay, dòng vốn quốc tế được định hình lại, Việt Nam cần chọn lọc dòng vốn để hướng đến phát triển bền vững hơn.
0