Bùng phát nhiễm khuẩn E. coli liên quan McDonald's
McDonald's đang đối mặt với áp lực lớn để ngăn chặn thiệt hại từ đợt bùng phát E. coli liên quan đến bánh mì kẹp thịt Quarter Pounder, khiến một người thiệt mạng và gần 50 người khác nhiễm bệnh.
Hiện tại, thương hiệu đã rút món ăn này khỏi thực đơn của các nhà hàng trên hàng chục tiểu bang.
Theo điều tra sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thịt bò trong bánh Quarter Pounder không phải là nguồn lây nhiễm chính do các quy định khắt khe về kiểm tra chất lượng và quy trình nấu chín ở nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn.
Ngược lại, hành tươi được sử dụng tươi sống và có thể bị nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với nước ở đồng ruộng trước đó, vậy nên được đánh giá là nguồn lây nhiễm chính. McDonald's đã loại bỏ món bánh Quarter Pounder khỏi thực đơn của mình tại 1/5 trong số 14.000 nhà hàng tại Mỹ.
Người phát ngôn của McDonald's cho biết dịch bệnh chỉ giới hạn trong phạm vi nước này. Triệu chứng nhiễm E. coli thường xuất hiện khá nhanh trong vòng một đến hai ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước liên tục và choáng váng. Nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi và có thể gây suy thận cấp. Vì vậy, người có triệu chứng ngộ độc E. coli cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế.


Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
0