Bỏng nặng do sạc điện thoại cắm qua đêm phát nổ

Hai vợ chồng ở Tuyên Quang, cắm sạc điện thoại qua đêm để đầu giường, đến sáng sớm vật này phát nổ gây cháy chăn màn và cháy sang người, khiến cả hai bỏng nặng phải nhập viện.

Sáng nay (28/12), phòng khám đa khoa Hùng Vương - Kim Xuyên huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, đã tiếp nhận hai bệnh nhân vào viện trong tình trạng bỏng nặng vùng mặt, tay, chân. Cả hai bệnh nhân bỏng nặng vùng mặt, hai bàn tay, mặt ngoài đùi bên trái, cẳng chân hai bên, bàn chân bên trái diện tích khoảng 10 % đến 20%. Ngay lập tức các bác sĩ tại phòng khám cấp cứu xử trí vết bỏng, giảm đau, chống sốc.

Nam bệnh nhân bị bỏng nặng. (Ảnh: Suckhoedoisong)

Bệnh nhân cho biết, sáng sớm khi đang ngủ điện thoại được cắm sạc ở đầu giường phát nổ gây cháy chăn màn và cháy sang người. Bệnh nhân cho biết thêm điện thoại được ông cắm sạc qua đêm từ tối hôm trước. Hiện chưa rõ nhãn hiệu và tình trạng của điện thoại, dây sạc cặp vợ chồng sử dụng.

Ngay sau khi được cấp cứu ổn định cả hai bệnh nhân được chuyển ngay về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp tục điều trị. Các bác sĩ cho biết, hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu và Ngoại tổng hợp 2 điều trị, nhưng việc phục hồi cần rất nhiều thời gian.

Nữ bệnh nhân bỏng nặng vùng mặt vì nổ điện thoại.

Trước đây đã có rất nhiều tai nạn thương tâm do nổ điện thoại khi vừa sạc vừa dùng điện thoại, sạc điện thoại qua đêm…gây ra những chấn thương rất nghiêm trọng như: bỏng, dập nát bàn tay, mù mắt... Chính vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo, khi sạc điện thoại không nên sử dụng, không sạc qua đêm. Nơi sạc điện thoại cần cách xa người và vật liệu dễ cháy. Không nên dùng điện thoại khi ngồi cạnh khu vực tỏa ra lượng nhiệt lớn như bếp lò, dưới trời nắng nóng... khiến thiết bị có thể hấp thụ nhiệt, nóng lên và phát nổ. Nên sử dụng thiết bị công nghệ chính hãng, có kiểm duyệt an toàn. Đối với nạn nhân bị chấn thương do điện thoại phát nổ khi sạc, cần nhanh chóng ngắt nguồn thiết bị để tránh điện giật. Băng bó vết thương, bất động chi và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.

Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.

Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định pháp luật.

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.

Ứng dụng đồng bộ các công nghệ hiện đại đang mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh lý cột sống. Không chỉ an toàn và chính xác, mà còn mang đến cơ hội hồi phục nhanh chóng cho hàng ngàn bệnh nhân.