Bồi thường đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi

Theo Quyết định 56/2024 của UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 20/9, người có đất thu hồi không có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi hết, gồm toàn bộ hoặc một phần các khoản chi phí như: san lấp mặt bằng, cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, chi phí gia cố chống sụt lún đất làm mặt bằng kinh doanh và các chi phí khác đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đính sử dụng đất.

Theo điều 5 của quyết định này mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất được quy định như sau:

- Đất nông nghiệp trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm mức bồi thường là 50.000 đồng/m2; đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản 35.000/m2. Tất cả các loại đất nêu trên sẽ bồi thường tối đa không quá 250.000 đồng/người sử dụng đất.

- Đất rừng sản xuất bị thu hồi đến 1 ha là 25.000 đồng/m2; đất rừng sản xuất bị thu hồi trên 1 ha là 7.500 đồng/m2. Hai loại đất này bồi thường tối đa không quá 500.000 đồng/người sử dụng đất.

- Đất phi nông nghiệp là 35.000 đồng/m2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.