Bộ Y tế vào cuộc vụ các học sinh Thái Nguyên nhập viện
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết từ ngày 29/8 đến ngày 2/9, 13 học sinh của Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên có biểu hiện sốt, đau đầu, đau bụng, nôn đến khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, trong đó đã có một trường hợp nặng xin về và tử vong tại nhà.
Để xác định nguyên nhân, điều trị kịp thời và hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh, đưa ra các biện pháp điều trị, kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở y tế và tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (nếu có) để hạn chế tối đa số ca mắc, tử vong.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh, trong trường hợp cần thiết, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương cần cử đoàn công tác làm việc trực tiếp tại tỉnh Thái Nguyên.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên phối hợp cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan và các biện pháp đã triển khai để cùng với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương đưa ra các phương án điều trị tiếp theo cho người bệnh.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên đã ghi nhận ba trường hợp học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên là em V.M.C (16 tuổi; ngụ xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, Hà Giang; học sinh lớp điện trung cấp K57, ở tại phòng 209 K2); Em H.M.N. (15 tuổi; ngụ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; học sinh lớp điện B trung cấp K58, ở tại phòng 206 K3) và em T.M.M. (15 tuổi; huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; học sinh lớp điện B trung cấp K58, ở tại phòng 203 K3) nhập viện trong tình trạng sốt, phải chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Các học sinh này đều ở cùng khu ký túc xá Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Trường hợp nặng nhất là em V.M.C. Em C. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên vào tối 29/8 với biểu hiện đau bụng, nôn. Đến ngày 30/8, em C. hôn mê và được chẩn đoán theo dõi viêm màng não, viêm túi mật, polip túi mật.
Chiều cùng ngày, bệnh tình của em C. tiến triển xấu, có biểu hiện viêm cơ tim cấp, được chỉ định mở nội khí quản, lọc máu, đặt nội khí quản, thở máy, được chẩn đoán toan chuyển hóa, suy đa tạng, suy tim cấp, viêm cơ tim, viêm gan B, tiên lượng rất xấu.
Ngày 31/8, gia đình em C. xin bệnh viện cho em C. được về nhà, sau đó em C. tử vong tại gia đình.
Em H.M.N. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khi có biểu hiện đau đầu, đau bụng, sốt 40 độ C, mệt mỏi.
N. được chuyển đến Khoa Nhi tổng hợp theo dõi điều trị với các biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau ngực, đau bụng chưa rõ nguyên nhân. Hiện em N. đã được chuyển về Bệnh viện Nhi trung ương để điều trị.
Bệnh nhân thứ ba là em T.M.M. Ngày 2/9, em M. có biểu hiện co giật tại phòng ở và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên để khám, điều trị. Hiện tại em M. đang được cấp cứu tại khoa cấp cứu và trong tình trạng hôn mê, thở máy.
Đến chiều tối 2/9, có thêm 10 học sinh khác của trường có một hoặc một vài biểu hiện như sốt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên để theo dõi, điều trị. Hiện sức khỏe của 10 em đều ổn định, tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Sau khi có nhiều học sinh nhập viện, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tổ chức phun khử khuẩn toàn bộ khu ký túc xá K1, K2, K3 của học sinh và khu nhà ăn tập thể học sinh của trường.
Cơ quan y tế và nhà trường cách ly toàn bộ học sinh tại ba phòng ký túc xá có bệnh nhân tử vong và nhập viện, đảm bảo cung cấp suất ăn hằng ngày tại phòng, thông báo đến học sinh nhà trường tự theo dõi sức khỏe và thông tin cho nhà trường khi có dấu hiệu bất thường, tiếp tục điều tra dịch tễ và theo dõi sức khỏe học sinh trong toàn trường.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
0