Bộ Y tế tiếp tục cử các giáo sư đầu ngành vào miền Trung chống dịch COVID-19
Trưa ngày 13/8, Bộ Y tế cử GS.TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng; GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu- Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào miền Trung phối hợp với “Bộ chỉ huy tiền phương” của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cùng các chuyên gia đã có mặt tại khu vực này từ khi dịch bệnh bùng phát, tiếp tục nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ Y tế đã cử đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tinh nhuệ thuộc nhiều lĩnh vực như hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, thận nhân tạo, xét nghiệm, dịch tễ, tim mạch, ung bướu... của các bệnh viện/ viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương... lên đến hàng trăm người vào hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Đà Nẵng, Trung tâm y tế Hoà Vang, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và một số cơ sở y tế khác của Đà Nẵng... để thực hiện công tác điều trị, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch...
GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, Bộ Y tế sẽ cấp thêm máy thở cho các bệnh viện. "Bất cứ khi nào bệnh viện có nhu cầu cần báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn để Bộ Y tế điều phối/cấp phát"- Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh
Quyền Bộ trưởng đề nghị Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho ngành y tế: Chúng ta đã vượt qua giai đoạn một không có bệnh nhân tử vong, ngành y tế cần quyết tâm hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hạn chế tối đa bệnh nhân COVID-19 tử vong.


Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7 quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho một số trường hợp.
Việt Nam đặt mục tiêu đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
Hà Nội bắt đầu vào đợt mưa phùn, sương mù, nồm ẩm trong ngày 8/4.
Lữ đoàn 96, Binh chủng Pháo binh đã vận chuyển 15 khẩu pháo từ Đồng Nai về để lắp đặt dọc sông Sài Gòn trong đêm 6/4, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đoàn cứu hộ Việt Nam bao gồm lực lượng của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đã dừng hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau một tuần thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
Sau khi Công an thành phố tiếp nhận bốn cơ sở cai nghiện, các đơn vị đã khẩn trương khắc phục mọi khó khăn, bắt nhịp ngay vào công việc, đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở.
0