Không chủ quan trước biến thể mới của Covid-19
Ngày 14/5, thông tin về biến thể phụ XBB.1.16 của chủng Omicron và tình hình dịch COVID-19 hiện nay, đại diện Bộ Y tế cho biết: Trên thế giới, trong vòng 28 ngày (tính đến ngày 27/4/2025), một số nước có ca mắc COVID-19 tăng cao như: Brazil ghi nhận trên 7.000 ca mắc, Anh ghi nhận trên 5.000 ca mắc.
Đáng chú ý, số ca mắc COVID-19 tăng tại Thái Lan liên quan đến sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16 tại nước này. Theo đại diện Bộ Y tế Thái Lan, mặc dù số mắc COVID-19 gia tăng trong thời gian gần đây, nhưng Thái Lan khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng, vì đây là bệnh đang lưu hành và phần lớn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ.

Theo đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023, có khả năng lây lan nhanh chóng, nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và hiện không có cảnh báo mới đối với COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, theo đại diện Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó: TP Hồ Chí Minh (34 ca mắc), Hà Nội (19 ca), Hải Phòng (21 ca), Bắc Ninh (14 ca), Nghệ An (17 ca), Quảng Ninh (6 ca), Bắc Giang (4 ca), Bình Dương (4 ca). 19 tỉnh, thành phố khác ghi nhận 1 đến 2 ca mắc/tỉnh. Các địa phương không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ số ca mắc trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã chủ động tăng cường công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình COVID-19, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; sẵn sàng thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi…), không để xảy ra các trường hợp tử vong.
Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp như đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết). Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.


Các bác sĩ Bệnh viện K vừa thực hiện thành cuộc công phẫu thuật nội soi qua đường âm đạo cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung.
Chính sách miễn viện phí cho toàn dân vào năm 2030 đang mở ra một viễn cảnh nhân văn và tiến bộ. Tuy nhiên, để chính sách này thực sự khả thi, cần một lộ trình cẩn trọng và tính toán kỹ lưỡng – bởi phía sau mỗi tờ hoá đơn được thanh toán là cả một hệ thống y tế đang oằn mình gánh đỡ.
Hệ thống Nhà thuốc Pharmacity vừa phát đi thông cáo đã thu hồi toàn bộ các sản phẩm liên quan đến Công ty Herbitech và các công ty liên kết.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam công bố.
Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, theo nghiên cứu có tới gần 1% dân số mắc rối loạn tâm thần do nghiện cờ bạc, trong đó tỷ lệ nam nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.
Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Nhiều người vì cờ bạc mà gia đình tan vỡ, kinh tế suy sụp nhưng họ vẫn lao vào trò đỏ đen. Đáng chú ý có tới 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
0