Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản bị cách chức

Ngày 11/11, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã quyết định cách chức Bộ trưởng Tư pháp Yasuhiro Hanashi, người đang hứng chịu làn sóng chỉ trích vì có những phát biểu gây tranh cãi.
Ông Hanashi đã bắt đầu đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tư pháp sau khi Thủ tướng Kishida tiến hành cải tổ Nội các hồi tháng 8/2022.
Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, phát biểu tại cuộc họp của các nghị sỹ đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền hôm 9/11, ông Hanashi nói rằng Bộ trưởng tư pháp là vị trí không có gì nổi bật và vị trí này chỉ xuất hiện trong các chương trình thời sự sau khi đóng dấu vào tài liệu thi hành án vào buổi sáng.
Chính trị gia này cũng tuyên bố: “Làm Bộ trưởng tư pháp sẽ không giúp huy động được nhiều tiền hay đảm bảo được nhiều phiếu bầu." Nhiều người đã chỉ trích ông Hanashi không tôn trọng vị trí của mình khi đưa ra các phát biểu như vậy.
Ông Hanashi là hạ nghị sỹ của LDP và là thành viên phái Kochikai của Thủ tướng Kishida. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Tư pháp và Thứ trưởng Nông-lâm-ngư nghiệp.
Việc ông Hanashi bị cách chức Bộ trưởng Tư pháp có thể sẽ tác động tiêu cực tới tỷ lệ ủng hộ đối với Nội các của Thủ tướng Kishida, vốn đang suy giảm vì mối liên hệ giữa các nghị sỹ của LDP với Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và thống nhất thế giới (thường được gọi là Giáo hội Thống nhất) - một tổ chức đang thu hút sự chú ý của dư luận nước này sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/7.
Trước đó, hồi tháng 10, ông Daishiro Yamagiwa đã từ chức Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế vì có quan hệ với Giáo hội Thống nhất, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Minoru Terada cũng đang lao đao vì các vụ bê bối quỹ chính trị.
Do phải giải quyết các rắc rối liên quan tới ông Hanashi, theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Kishida đã phải lùi chuyến công du Đông Nam Á. Ban đầu, ông dự kiến sẽ rời Nhật Bản trong ngày 11/11 để công du Campuchia, Indonesia và Thái Lan.
Tuy nhiên, hiện ông dự định sẽ khởi hành từ Tokyo vào sáng sớm 12/11./.


Thủ tướng Australia cho biết Canberra đang chuẩn bị bắt đầu đàm phán về quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng với Liên minh châu Âu (EU).
Canada, Anh, Australia vừa công bố thêm một số lệnh trừng phạt đối với Moscow nhằm gây áp lực tối đa lên Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Pháp cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chế độ ở Iran từ Mỹ sẽ dẫn đến hỗn loạn, trong bối cảnh đối đầu quân sự Israel-Iran leo thang.
Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Israel mắc kẹt ở nước ngoài ngày 18/6 đã hạ cánh xuống sân bay Bun Gurion ở Thủ đô Tel Aviv.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada bế mạc vào ngày 17/6, không đưa ra được tuyên bố thống nhất về một loạt vấn đề nóng, như xung đột tại Ukraine và Israel - Iran.
Ông Trump bày tỏ sự lo ngại việc áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga sẽ khiến Mỹ chịu thiệt hại “rất nhiều tiền".
0