Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ xóa bỏ tư duy ‘biên chế suốt đời’

Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.

Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Mục tiêu trên được Chính phủ nêu trong Tờ trình dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày trước Quốc hội trong sáng 7/5.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính

Dự thảo luật sửa đổi gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với luật hiện hành). Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; quy định chuyển tiếp để cán bộ, công chức cấp xã được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được chuyển thành cán bộ, công chức theo quy định của luật này.

Chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. Theo đó, quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức; bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế được bố trí vào vị trí việc làm nào thì xếp vào ngạch công chức tương ứng.

Đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, sau khi trúng tuyển được bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức tương ứng. Bỏ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thống nhất ở cấp quốc gia để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý công chức.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả đánh giá, sử dụng và sàng lọc cán bộ, công chức, trong đó quy định việc đánh giá công chức phải căn cứ vào kết quả, sản phẩm công việc cụ thể theo yêu cầu của vị trí việc làm, thay vì dựa trên các tiêu chí chung, hình thức hay cảm tính. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc sử dụng, đánh giá công chức đúng năng lực, vị trí việc làm.

"Các nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên tạo hành lang pháp lý đồng bộ công tác quản lý công chức theo hướng năng động, minh bạch, hiệu quả; đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng người, đúng việc; đồng thời sàng lọc những trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp", Bộ trưởng Nội vụ cho hay.

Dự thảo luật sửa đổi tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về công vụ và cán bộ, công chức, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy "biên chế suốt đời", trong đó cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế theo hướng thực chất; quy định về sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể hóa yêu cầu về đạo đức công vụ và trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trong đó nhấn mạnh quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, phù hợp với chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên", phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thể chế hóa chính sách thu hút, trọng dụng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công vụ.

"Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân", theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.

Quang cảnh phiên họp

Việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh hiện đã đủ độ chín

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho thấy, các quy định của dự thảo luật đã bám sát chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện liên thông trong công tác cán bộ, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; đồng thời khắc phục bất cập, hạn chế, vướng mắc trong triển khai thi hành luật thời gian qua.

Nội dung của dự thảo luật phù hợp với quy định của Hiến pháp, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và cơ bản bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan. Hồ sơ dự án luật đầy đủ, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.

"Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi các quy định để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; đồng thời nhận thấy việc liên thông tại thời điểm hiện nay đã đủ độ chín và là yêu cầu cấp thiết để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp", Chủ nhiệm Ủy ban này, ông Hoàng Thanh Tùng cho hay.

Ủy ban này cũng cơ bản tán thành quy định của dự thảo luật về đánh giá công chức theo hướng nhấn mạnh việc đánh giá theo kết quả, sản phẩm cụ thể theo từng vị trí việc làm; kết quả đánh giá là cơ sở để thực hiện chế độ, chính sách và để sàng lọc, bố trí vào vị trí việc làm phù hợp hoặc cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu của vị trí việc làm. Các quy định này của dự thảo luật đã thể chế hóa tinh thần tại Kết luận số 121-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng thời góp phần khắc phục hạn chế trong công tác đánh giá cán bộ, công chức thời gian qua. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện cần xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch, định lượng được, bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an đã có mặt ở Bệnh viện Quân Y 103 để lấy lời khai, làm rõ vụ việc người phụ nữ tố tài xế xe bán tải vụt dùi cui vào đầu, phải đi cấp cứu.

Trào lưu mua bán thực phẩm qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử và xách tay đã khiến việc kiểm soát, giám sát chất lượng thực phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc trở nên khó khăn.

Nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm có khả năng xuất hiện từ ngày 9-16/5 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Chính quyền và người dân các địa phương chịu ảnh hưởng theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó.

Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, chúc mừng Phân ban Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội vào hôm nay, 7/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, dương lịch 2025.

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 6/5 và hoàn thành vào ngày 5/6.

Khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã) đi vào vận hành từ ngày 1/7 tới, cấp xã sẽ là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách (từ Trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp xã.