Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Tổng Giám đốc UNESCO

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của bà Tổng Giám đốc, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của UNESCO trong việc góp phần duy trì, củng cố hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc trên thế giới trong suốt 75 năm qua. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng khi quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO ngày càng phát triển tốt đẹp, nhất là sau chuyến thăm UNESCO của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính vào tháng 11/2021 và hai bên đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2021-2025 trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông. Bộ trưởng cũng đặc biệt đánh giá cao hỗ trợ của UNESCO dành cho Việt Nam đối với các lĩnh vực quan trọng như bảo tồn và phát huy giá trị các khu di sản văn hoá, công viên địa chất toàn cầu, các khu dự trữ sinh quyển, tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo, Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu, kết nối với cộng đồng các nhà khoa học quốc tế, vinh danh các danh nhân Việt Nam…
Tại cuộc gặp, hai bên cũng đã chia sẻ về tình hình thế giới và vai trò của các diễn đàn đa phương hiện nay trong việc giải quyết các vấn đề, thách thức mang tính toàn cầu. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng UNESCO tiếp tục được kỳ vọng là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các bất đồng, xung đột có nguyên nhân từ văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; đồng thời thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ và chất lượng giáo dục trên thế giới; thích ứng với biến đổi khí hậu; tôn trọng và thúc đẩy sự đa dạng của các nền văn hóa…
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là một thành viên tích cực, có trách nhiệm và thực hiện các cam kết quốc tế của mình để đóng góp thực chất và hiệu quả hơn nữa vào công việc chung của UNESCO. Với tinh thần đó, Việt Nam sẽ ứng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 để cùng các quốc gia khác hoàn thiện các chính sách cũng như thúc đẩy các biện pháp nhằm bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và mong muốn nhận được sự ủng hộ từ phía UNESCO.
Bà Tổng Giám đốc đánh giá cao các đóng góp thực chất, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của Tổ chức cũng như vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025; chúc mừng Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất vào Ủy ban Liên chính phủ Công ước bảo vệdi sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026. Bà Audrey Azoulay bày tỏ vui mừng được mời tham dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 35 năm Tổ chức UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật và sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới như Nghị quyết năm 1987 đã khẳng định. Đây cũng chính là sứ mệnh lịch sử của Tổ chức khi được thành lập năm 1945.
Bà Tổng Giám đốc khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cân bằng giữa bảo tồn và phát triển; nhấn mạnh sẽ thúc đẩy các quốc gia thành viên UNESCO chia sẻ các thành tựu khoa học giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, cũng như khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông./.


Tại Hội nghị Trung ương 11 (khóa XIII), Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, thấu tháo, kỹ lưỡng các nội dung của Nghị quyết; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó chú trọng xây dựng công tác cán bộ.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội.
Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Chính phủ nêu rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá trước sắp xếp và trong 5 năm phải bố trí lại theo đúng quy định tinh giản biên chế.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII là hội nghị mang tính lịch sự, quyết sách những vấn đề rất quan trọng, đột phá cho giai đoạn cách mạng mới, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đưa đất nước vào bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ gồm 6 tiêu chí dựa trên lịch sử hình thành, phát triển, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, các yếu tố cấu thành đơn vị hành chính cấp tỉnh và kinh nghiệm quốc tế.
0