Bộ sưu tập lụa lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia
Sự kiện ra mắt bộ sưu tập lụa mang đến một dấu ấn mới trong nghệ thuật thời trang và văn hóa Việt Nam, bởi sự kết hợp giữa tinh thần nghệ thuật từ các bảo vật và những sáng tạo đương đại.
Bà Văn Hằng, nhà sáng lập Desilk chia sẻ: “Khi làm dự án này chúng tôi cũng xác định đây là một trọng trách cũng là một thách thức bên cạnh niềm tự hào. Bởi chính các bảo vật là những công trình nghệ thuật rất lớn hàm chứa nhiều chiều sâu về văn hóa, về lịch sử và yếu tố về nghệ thuật. Chúng tôi - những nhà thiết kế phải đặc biệt nghiên cứu kỹ về bảo vật, về hoàn cảnh ra đời và những điều ẩn sâu bên trong tác phẩm. Sau khi hiểu rồi thì mới bắt đầu tiến hành thiết kế”.
Bộ sưu tập không chỉ tôn vinh các bảo vật quốc gia mà còn đưa di sản vào đời sống hiện đại qua những tác phẩm lụa tinh xảo. Theo Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhà thiết kế đã không chỉ đưa tác phẩm vào ứng dụng một cách thụ động, đơn thuần, mà các ý tưởng, màu sắc và câu chuyện được kể chuyện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật rất ấn tượng. Bảo vật quốc gia cùng với lụa là sự kết hợp mang giá trị mới, đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng. Đây cũng là mục tiêu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu, lan tỏa giá trị của bảo vật quốc gia và mỹ thuật Việt Nam.
Sự kiện do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và thương hiệu lụa Desilk tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật Việt Nam qua từng mẫu thiết kế lụa độc đáo. Đây không chỉ là một bộ sưu tập thiết kế lụa cao cấp mà còn là một hành trình nghệ thuật, một sự kết nối từ quá khứ tới hiện tại, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho những người yêu nghệ thuật và thời trang.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
0