Bộ sách 'Cổ kim truyền lục' tôn vinh di sản văn hóa
Đây là bộ sách ý nghĩa, ra mắt đúng dịp Kỷ niệm 923 năm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành - một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá địa phương, nhằm góp phần lưu giữ và quảng bá di sản vô cùng quý giá của nhân dân Hạ Mỗ.
"Cổ kim truyền lục" là tập thơ văn với khoảng 500 bài, được sáng tác vào năm Đinh Mùi (1907). Tác giả là các nhà nho xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông; nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Các tác phẩm trong "Cổ kim truyền lục" được viết theo nhiều thể loại khác nhau, như: thi, thoại, huấn, tán, ca, lục, thị, biểu.. song nội dung của hầu hết các sáng tác đều phản ánh hiện thực cuộc sống và tấm lòng yêu nước, ca ngợi công ơn các anh hùng dân tộc, các bậc tiên hiền, nhằm nêu gương sáng, giáo dục các thế hệ hậu duệ.
Để phát huy giá trị di sản văn hoá quê hương, năm 2015, UBND xã Hạ Mỗ đã thành lập Ban Quản lí dự án biên dịch tư liệu Hán Nôm bộ sách "Cổ kim truyền lục" và các văn bản Hán tự tại di tích đền Văn Hiến. Trên cơ sở đó, bản dịch bốn cuốn của bộ sách "Cổ kim truyền lục" đã được tổ chức dịch thuật, hiệu đính và xuất bản.
Ngoài bản dịch, cuối mỗi tập sách được in kèm bản chụp nguyên văn chữ Hán bốn tập "Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh". Đây cũng là một dịp để góp phần lưu giữ và quảng bá di sản vô cùng quý giá của nhân dân Hạ Mỗ, thiết thực góp phần phát triển công nghiệp văn hóa ở cơ sở.
Ông Bùi Tất Thêm - Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội - cho biết: "Sau khi chúng tôi tiến hành xuất bản bộ sách “Cổ kim truyền lục” gồm bốn tập, mục tiêu của chúng tôi là tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cuốn sách mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc từ thời ông cha ta để lại. Chúng tôi sẽ cố gắng bảo quản và phát huy giá trị của cuốn sách này".
Hiện nay, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có lưu trữ bốn tập chữ Hán của bộ sách "Cổ kim truyền lục", ngoài ra, bộ sách cũng đã được đưa vào “Dự án Số hoá kho tàng thư tịch cổ văn hiến Hán Nôm”.
Cũng tại buổi rất lễ ra mắt sách, nhiều hoạt động dâng hương, trao tặng sách đã diễn ra tại đền thờ danh nhân Tô Hiến Thành, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ.


Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.
Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
0