Bộ Nội vụ đề xuất giữ hội đồng nhân dân các cấp

Chiều 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Dự thảo luật gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với luật hiện hành). Thực hiện nguyên tắc "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm" và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, dự thảo luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng: phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa HĐND và UBND; phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và cá nhân chủ tịch UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân chủ tịch UBND.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp, tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị. Việc trước mắt vẫn giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan có thời gian "tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới" trước khi thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, tổng thể bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương thực sự tinh gọn, phù hợp vào thời điểm thích hợp theo yêu cầu tại Kết luận số 121-KL/TW.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

"Thời gian qua, Quốc hội đã cho phép thành phố Hà Nội thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Luật Thủ đô. Một số thành phố khác trực thuộc Trung ương cũng đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo các nghị quyết của Quốc hội và bước đầu phát huy hiệu quả tích cực", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phân tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội đã tổ chức chuyến đi về nguồn, dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức giao ban với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã để quán triệt, triển khai hướng dẫn định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND các cấp khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trong sáng 20/5.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đề xuất tăng quyền xử lý “nợ xấu”, Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt với lãi suất 0%.

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù cho phép cắt giảm tới 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 05 năm tù với tội danh "lừa dối khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự", TS. Luật sư Đặng Văn Cường nhận định.

Doanh nghiệp doanh thu vài trăm triệu phải tuân luật nghiêm ngặt. Trong khi, nhiều hộ kinh doanh thu hàng chục tỷ vẫn chỉ khoán thuế, đứng ngoài Luật Doanh nghiệp.