Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị rà soát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo về nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1.
Công văn nêu rõ, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở một số địa phương.
Kết quả kiểm tra cho thấy sách giáo khoa lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu; học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.
Tuy nhiên, những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu. Báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về bộ trước ngày 17/10.


Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là cơ hội lớn để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm là nội dung nổi bật của Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 được ban hành năm 2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn những dự án xuất sắc từ cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia để tiếp tục tranh tài tại Mỹ vào tháng 5/2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025.
Nhiều trường đại học dự kiến giảm phương thức xét tuyển; mở rộng các tổ hợp có môn học mới.
Chuyển giao quản lý đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã tạo điều kiện để lĩnh vực này tiếp cận tốt hơn với các chính sách đồng bộ, từ quản lý, hạ tầng, đến phát triển nguồn nhân lực.
0