Bình yên giữa những bộn bề
Buổi sáng thức dậy, tôi lướt qua mail một lượt và nhận ra hôm nay là một ngày bận rộn vì có nhiều việc cần xử lý. Tôi thu xếp đưa con đến trường rồi chọn một quán cafe mà tôi vẫn thường ngồi không quá ồn ào cũng không vắng vẻ. Bởi tôi làm việc ở nhà thường xuyên nên khi ra ngoài tôi không có xu hướng muốn một mình nữa.
Tôi bước vào quán và chọn cho mình ly Phindi hạnh nhân, là cafe phin dạng mới vừa thơm hương cafe vừa dậy mùi hạnh nhân bùi bùi hấp dẫn đến khó tả. Tôi thích hương cafe nhưng không phải tín đồ của nó vì biết mình khó ngủ. Chỉ khi tôi cần thật sự tỉnh táo để xử lý công việc thì tôi mới nhâm nhi một chút.
Tôi vẫn thường chọn góc bàn kế bên cửa kính để tầm nhìn được mở rộng hơn. Thỉnh thoảng tôi lại dừng tay, mắt nhìn xa xăm ngoài khung cửa nơi có hàng cây xanh mướt, cành lá khẽ đong đưa theo gió. Xa xa là dòng xe vội vã lướt qua. Tôi không nghĩ gì, hoàn toàn trống rỗng như cho mình những phút giây nghỉ ngơi, tay bưng ly cafe uống từng ngụm và cảm nhận hương thơm của nó.

Tôi hướng mắt nhìn xung quanh quán, ngồi bàn cạnh cửa ra vào là cô chú khoảng hơn sáu mươi tuổi. Nhìn cách họ trò chuyện ân cần với nhau tôi đoán họ là vợ chồng. Có lẽ là họ hẹn hò cà phê sau buổi tập thể dục sáng.
Điều làm tôi chú ý là cách hưởng thụ cuộc sống của họ, trông rất thoải mái và năng động. Ba mẹ tôi cũng trạc tuổi họ nhưng tôi chưa bao giờ thấy ba mẹ hẹn hò cà phê hay dành thời gian hẹn hò riêng của hai người. Có lẽ do gánh nặng cơm áo gạo tiền để nuôi chị em tôi mà ba mẹ quên luôn những niềm vui đó. Cũng có lẽ giờ đây niềm vui lớn nhất của ba mẹ là được thấy chị em tôi trưởng thành, xây dựng gia đình và có cuộc sống tốt. Nghĩ tới đây tôi lại càng thấy thương ba mẹ mình quá đỗi. Thương ba mẹ sống một đời chỉ lấy niềm vui của con cháu làm niềm vui của bản thân. Từ khi lập gia đình và tự tay vun vén tổ ấm của mình, tôi càng thấu hiểu những hy sinh thầm lặng của ba mẹ vì các con. Tôi mong ba mẹ có thể buông bỏ bớt trách nhiệm đã gồng gánh bao năm để hưởng một cuộc sống an nhàn thảnh thơi hơn.
Trong cuộc sống hối hả với nỗi lo cơm áo gạo tiền, nhiều lần loay hoay tìm cách để có cuộc sống tốt hơn. Không ít lần đối diện với áp lực vì thế để tránh bản thân rơi vào khủng hoảng tinh thần, tôi tự tìm cho mình những khoảng thời gian riêng dù là bận rộn. Ví như thay vì làm việc ở nhà và đối diện với sự tĩnh lặng, tôi chọn cho mình một không gian làm việc năng động hơn để nhìn sự chuyển động của cuộc sống quanh mình.
Không gian không quá ồn ào cũng không quá yên tĩnh cùng với âm nhạc vừa đủ nghe. Một số khách cũng ngồi làm việc một mình như tôi, một số là sinh viên đang học nhóm, số khác là nhân viên văn phòng gặp đối tác. Đảo mắt một vòng quán và nhìn họ đang say sưa với công việc, tôi chợt nhớ mình cũng còn nhiều việc cần làm. Tôi lại quay về với công việc của mình.
Có những ngày như thế, trong cái bận rộn tôi lại có thể tìm được phút giây bình yên cho riêng mình. Và đó là những ngày mà tôi dành cho tôi./.


Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.
0