Bình xét thái độ phục vụ của cán bộ y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025” trong toàn ngành y tế Hà Nội.

Sở Y tế yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế Thủ đô tích cực triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ảnh của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thông qua đường dây nóng; về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động; nhất là triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả, nhất là phải đưa mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người vào kế hoạch phát triển chung của đơn vị.

Lồng ghép việc triển khai thực hiện kế hoạch với các chương trình, đề án khác có liên quan.

Kiểm tra, đánh giá và báo cáo Sở Y tế tình hình triển khai thực hiện kế hoạch trước ngày 10-11 hàng năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.