Biệt thự, nhà liền kề giá chục tỷ bỏ hoang
Bị ngập nặng và bỏ hoang, nhiều biệt thự, shophouse có giá hàng chục tỷ đồng tại khu đô thị An Khánh trở thành địa điểm câu cá.
Nhà liền kề cả chục tỷ bỏ hoang thành nơi trú nắng, che mưa của những lao động nghèo. Thậm chí còn được cải tạo sơ bộ để cho thuê trọ với giá rẻ.
Không khó để bắt gặp những hình ảnh này tại những khu đô thị mới, từ Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) đến An Khánh, Kim Chung - Di Trạch (huyện Hoài Đức)...

Khu đô thị Lideco - huyện Hoài Đức đã hoàn thành cách đây cả chục năm. Khoảng 650 biệt thự và nhà liền kề đã được xây dựng thô. Nhưng đến hơn 70% ngôi nhà vẫn trong tình trạng để hoang.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn (thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức) cho biết: “Những căn biệt thự, nhà liền kề này đều đã có chủ, nhưng có lẽ họ không mua để ở, chỉ chờ được giá thì đẩy đi kiếm lời. Hiện giá nhà ở đây đã lên quá cao, không bán được nên họ cứ để hoang như vậy đã chục năm nay”.

Tình trạng này còn diễn ra ở các dự án như An Lạc Green Symphony, Nam An Khánh, Khu đô thị Vườn cam, rồi khu đô thị mới Vân Canh nằm dọc theo tuyến đường vành đai 3.5 chuẩn bị hoàn thành.
Bà Phan Thị Hồng (Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông) cho biết: “Những ngôi nhà này có giá trị cả chục tỷ đồng, nhưng cứ để hoang bao nhiêu năm lãng phí rất là lớn, trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể mua được”.
Số lượng nhà để hoang ước tính lên tới hàng chục nghìn căn. Với giá trung bình đang rao bán trên dưới hai chục tỷ một căn liền kề và cao hơn gấp đôi nếu là biệt thự thì lượng tiền bị chôn vào bất động sản đã lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết: “Nguồn lực đất đai đang bị lãng phí khi nhà đất bị để hoang. Một nguồn vốn lớn bị chôn vùi vào bất động sản đang gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế”.
Như các căn biệt thự, liền kề, những tấm biển rao bán bất động sản cũng cũ nát theo thời gian. Không biết đã có bao nhiêu giao dịch được thực hiện, nhưng ngôi nhà thì vẫn chưa có người đến ở.
Đầu cơ biệt thự, nhà liền kề rồi để hoang, bộ mặt những khu đô thị mới đang trở nên nhếch nhác. Một số tiền rất lớn đang bị chôn vào bất động sản, trong khi nhà nước vẫn còn thiếu nguồn lực dành cho phát triển nhà ở xã hội, người có nhu cầu thực vẫn chật vật kiếm tìm một nơi an cư.



Nhà ở xã hội có thể thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khoảng 47% dự án chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận đà giảm giá chuyển nhượng trong quý I/2025, song giá phân khúc này trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn rất cao, vượt xa thu nhập của người dân.
Hà Nội hiện vẫn còn 3 xã, phường chưa hoàn thành công tác đo đạc thực địa và đối soát bản đồ, gồm: An Khánh (huyện Hoài Đức), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm).
Nhiều “chợ đất” đã được hình thành ngay sau khi Hà Nội công bố thông tin về việc triển khai tuyến Metro số 5, qua đó xuất hiện lời mời chào quen thuộc: “Mua nhanh không mất cơ hội, giá đang tăng lên hàng ngày”, khiến không ít người mua mắc bẫy.
Nhằm khắc phục những tồn tại về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư mini, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà trọ), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản 427 Hướng dẫn thực hiện.
Thành phố Đà Nẵng đã thông qua danh mục các khu đất sẽ thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, qua đó triển khai các dự án khu đô thị trên địa bàn thành phố trong năm 2025 và 2026.
0