Biến đổi khí hậu gây nắng nóng cực đoan trên thế giới

Thế giới trải qua tháng 6 nắng nóng cực đoan, khắc nghiệt, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, cho thấy mùa hè năm nay sẽ nóng chưa từng có.

Tại Saudi Arabia, chỉ trong hai ngày 15 - 16/6 đã có gần 600 người hành hương tử vong khi đi dưới cái nóng 52 độ C. Đến nay, con số đã lên tới hơn 1.300 người.

Tại New Delhi, Ấn Độ, từ ngày 11 - 19/6, ghi nhận 192 trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng, mức cao kỷ lục so với cùng kỳ trong 5 năm qua.

Biến đổi khí hậu gây nắng nóng cực đoan trên thế giới.

Hàn Quốc cũng trải qua tháng 6 với nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay. Chỉ trong 20 ngày đầu tháng, cả nước đã có trung bình 2,4 ngày nắng nóng gay gắt, cao gấp 4 lần so với mức trung bình giai đoạn 1991 - 2020.

Không chỉ châu Á và Trung Đông, những đợt nắng nóng cực đoan cũng đang xảy ra ở châu Âu và châu Mỹ. 6 du khách đã tử vong khi tới Hy Lạp du lịch đúng đợt nắng nóng bất thường với nhiệt độ cao 40 độ C.

Bờ Đông nước Mỹ cũng đang phải hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục.

Các thành phố ở Bờ Đông nước Mỹ như Baltimore và thành phố Philadelphia đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục gần 38 độ C trong ngày 23/6. Các bang ở Bờ Tây cũng có mức nhiệt cao hơn 15 độ C so với nền nhiệt thông thường vào thời điểm này của năm.

Ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu châu Âu Copernicus, cho biết: "Chúng ta không biết khi nào chuỗi nắng nóng này sẽ kết thúc, có thể là trong vài tháng tới, có thể kéo dài lâu hơn một chút. Nhưng điều này sẽ không làm thay đổi bức tranh toàn cảnh. Nhiệt độ trung bình trong 5 năm tới rất, rất có thể sẽ ấm hơn nhiệt độ trung bình của 5 năm qua. Vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên khi mà trong tương lai, những kỷ lục nắng nóng sẽ lại xuất hiện".

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nắng nóng gay gắt ở hàng loạt quốc gia như vậy là do biến đổi khí hậu, khiến bề mặt trái đất ngày càng nóng lên. El Nino dù suy yếu nhưng luôn có độ trễ với nhiệt độ, vì vậy nó cũng góp phần cho nhiệt độ tăng cao bất thường.

Chu trình vận động của El Nino gắn liền với hoạt động của hoàn lưu Walker, đó là dòng mây ẩm phát triển ở khu vực bờ Tây của nước Mỹ, còn ở khu vực bờ Đông của nước Mỹ, khu vực châu Á, vùng lục địa Ấn Độ tồn tại khối áp cao nhiều ngày, với những dòng khí thổi từ trên xuống sẽ ngăn cản quá trình hình thành mây đối lưu gây mưa.

Các nhà khí tượng theo dõi và thấy rằng khối áp cao tồn tại ở khu vực châu Á trong giai đoạn suốt từ đầu năm tới giờ, tháng 5-6 hoạt động mạnh hơn so với trung bình, khiến cường độ nắng gia tăng, dẫn đến nắng nóng cực đoan kéo dài và gay gắt ở một loạt khu vực như bờ Đông nước Mỹ, Saudi Arabia, Ấn Độ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các phái đoàn của Nga và Mỹ đã tới thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự vòng đàm phán mới.

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.

Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.

12 nước thành viên và đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Sea Shield (Lá chắn biển) trên Biển Đen, gần thành phố Constanta của Romania, vào ngày 8/4.