Biến di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo

Chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Với tầm nhìn chuyển đổi sáng tạo, những di sản công nghiệp như Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Bốt Hàng Đậu đã được cải tạo thành những điểm nhấn văn hóa, nghệ thuật độc đáo, bền vững thu hút du khách và người dân Hà Nội.

Không chỉ có nhà máy xe lửa Gia Lâm hay tháp nước hàng Đậu được tái thiết thành những không gian sáng tạo. Trước đây, tại Hà Nội, Complex 01 và Workshop 282 Design là hai mô hình chuyển đổi công năng thành công từ các nhà máy cũ thành các không gian văn hóa sáng tạo, thu hút đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã hồi sinh các khu công nghiệp cũ với hình hài là khu phức hợp vui chơi giải trí, tạo ra không gian gắn kết cộng đồng, đồng thời tạo giá trí mới cho những công trình xưa cũ. Giá trị còn lại của những công trình hoen gỉ đã được các nhà đầu tư, kiến trúc sư nhận ra và đưa ra những giải pháp khai thác đúng đắn, hiệu quả.

Với kinh nghiệm tái thiết di sản lâu năm, một số quốc gia Châu Á và Châu Âu đã rất thành công trong việc khai thác tài nguyên công nghiệp đảm bảo cả ba yếu tố về bảo tồn giá trị văn hóa, tạo ra lợi ích kinh tế và hướng tới giá trị bền vững.

Điển hình có thể thấy như Station F - “Vườn ươm” khởi nghiệp lớn nhất thế giới được xây dựng trên nền của nhà ga xe lửa cũ Halle Freyssinet rộng 34.000m2 ở vùng Đông Nam nước Pháp - nơi quy tụ của hơn 1.000 doanh nghiệp trên thế giới. Trước đó, tỷ phú ngành viễn thông người Pháp Xavier Niel đã đầu tư 230 triệu Euro để mua lại khu nhà ga và biến nó thành một hub sinh thái công nghệ của nước Pháp. Kiến trúc sư vẫn giữ lại nhiều nét kiến trúc nguyên bản, mang đậm dấu ấn của thời đại công nghiệp hóa, với những khối bê tông và container - nay được biến thành các phòng họp.

Hà Nội hiện có gần 100 cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, trong diện di dời có thể phát triển thành điểm công nghiệp văn hóa (như nhà máy bia Hà Nội, khu cao - xà - lá...), đây là chủ trương có tính bài bản, lâu dài nhằm phát triển kiến trúc trong lộ trình xây dựng thành phố sáng tạo. Di sản công nghiệp là một phần của đô thị, nơi lưu giữ những ký ức của cư dân thành phố. Đáng nói là, nhiều đô thị trên thế giới đã tái thiết các di sản công nghiệp này thành bảo tàng, không gian sáng tạo… đặc trưng của Thủ đô, góp phần tạo nên màu sắc đa dạng cho nền kinh tế sáng tạo. Điều này đã gợi mở hướng đi cho Hà Nội trong việc mở rộng không gian sáng tạo từ những nhà máy cũ nằm trong diện di dời khỏi nội đô để dành quỹ đất cho quy hoạch không gian công cộng.

Năm 2018, ngành công nghiệp sáng tạo đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm của Hà Nội, chiếm 3,17% GIDP của thành phố, trong đó giá trị gia tăng của ngành nghệ thuật vui chơi giải trí của Hà Nội đạt khoảng 196,5 triệu USD, chiếm 0,49% GIDP. Việc kiến tạo những không gian văn hóa sẽ giúp Hà Nội chuyển mình trong dòng chảy công nghiệp văn hóa.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.