Biến dạng chân trái vì căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên
Bệnh nhân nữ (47 tuổi, dân tộc Thái, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thường xuyên làm nương rẫy tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn. Bệnh diễn biến 3 năm nay, ban đầu là một số tổn thương sẩn sùi ở mu chân trái, tổn thương không ngứa, không đau, tiến triển từ từ. Vì không quá ảnh hưởng đến chức năng nên bệnh nhân không đi khám ngay.
1 năm trước, tổn thương tiến triển nhanh, với những khối sùi lớn, chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân trái, bệnh nhân bắt đầu lo lắng và đi khám tại bệnh viện huyện, được chẩn đoán và dùng thuốc không rõ loại, bệnh càng ngày một nặng lên.
Hiện tại tổn thương là mảng sùi kích thước lớn chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân, lan đến đùi bẹn, tổn thương chắc, bề mặt khá nhiều “black dots”, gây biến dạng toàn bộ mu chân và 1/3 dưới cẳng chân trái, một số tổn thương chảy dịch, bốc mùi hôi, bệnh nhân đi lại khó khăn và hạn chế.

Xét nghiệm nấm soi tươi tại tổn thương thấy có tế bào nấm hình tròn, thành dày, màu vàng nâu, kích thước lớn hướng tới Chromoblastomycose.
Xét nghiệm mô bệnh học cho kết qura thượng bì quá sản mạnh, có quá sản dạng giả u. Trung bì xâm nhập viêm dạng u hạt với thành phần hỗn hợp tế bào lympho, tế bào khổng lồ đa nhân, tế bào bán liên, bào tử nấm ở trung tâm u hạt, màu vàng nâu, không có hoại tử bã đậu. Nhuộm PAS tìm nấm kết quả dương tính.
Xét nghiệm vi nấm nuôi cấy và định danh bằng phương pháp thông thường có nấm Cladosporum mọc, một trong 3 loài nấm chính gây Chromoblastomycosis. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh nấm Chromoblastomycosis.
Bệnh nhân được điều trị nội trú tại Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, bệnh viện Da liễu trung ương với thuốc kháng nấm Itraconazole liều 400mg/ngày, áp lạnh bằng Nitơ lỏng, đốt plasma tổn thương sùi to, chườm ấm hằng ngày bằng túi chườm, ngâm chân thuốc tím. Sau 3 tuần điều trị, tổn thương đã cải thiện rõ rệt, bệnh nhân được xuất viện và hen tái khám sau 1 tháng.

Theo các bác sĩ đây là bệnh lý nấm sâu của da và tổ chức dưới da, tổn thương lớn gây biến dạng chi, nên cần thời gian điều trị và quản lý kéo dài. Vì vậy, bác sĩ điều trị đã tư vấn bệnh nhân trang bị đầy đủ trang phục phòng hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất đá, nguồn nước không vệ sinh để không bị tái phát.
Các bác sĩ khuyến cáo khi người bệnh có bất kỳ vấn đề về sức khỏe làn da, cần đến khám kịp thời tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện, trang thiết bị nhằm chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh những trường hợp đến khám quá muộn, gây chậm trễ trong điều trị và rất khó để hồi phục hoàn toàn như trường hợp trên.


Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
0