Biến chứng viêm cơ tim sau sốt virus
ThS.BS Nguyễn Tất Thành, khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân là chị N.T.L (37 tuổi), vào viện chiều 23/11 trong tình trạng lơ mơ, vân tím toàn thân, huyết áp không đo được, nhịp tim 180 chu kỳ phút (người bình thường chỉ 60-100).
Trước đó, chị đã điều trị 2 ngày tại bệnh viện tuyến tỉnh với chẩn đoán sốt virus, theo dõi viêm cơ tim. Xác định đây là trường hợp cấp cứu nguy kịch, bệnh nhân được chuyển ngay vào phòng thủ thuật để theo dõi monitor, chuẩn bị máy sốc điện và đặt ống nội khí quản.
Sau nhiều lần được sốc điện, kết hợp với các thuốc chống loạn nhịp, tình trạng rối loạn nhịp của nữ bệnh nhân vẫn dai dẳng. Chị được đặt ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch, ép tim ngoài lồng ngực hỗ trợ.
Một cuộc hội chẩn diễn ra ngay tại giường bệnh với sự tham gia của 3 chuyên khoa Hồi sức Cấp cứu, Tim mạch và Phẫu thuật mạch máu. Người phụ nữ này được chẩn đoán viêm cơ tim có biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp thất. Các bác sĩ chỉ định làm ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) cấp cứu để hỗ trợ tuần hoàn cho bệnh nhân.

Bốn ngày sau khi đặt ECMO, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cải thiện. Sau đó, chị được cai dần và ngừng hệ thống ECMO an toàn. Ngày thứ 5, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, chuyển sang thở oxy, sau đó chuyển sang khoa Tim mạch tiếp tục điều trị.
Theo các bác sĩ, thời tiết tại các tỉnh phía Bắc đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết bùng phát. Vì vậy, người dân cần cảnh giác với biến chứng viêm cơ tim cực kì nguy hiểm sau khi nhiễm virus. Biến chứng này có tỷ lệ tử vong và di chứng cao nếu không phát hiện và nhập viện kịp thời.
Khi gặp các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt nhiều, da lạnh ẩm xanh xao, cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập không đều, đặc biệt mới xuất hiện sau nhiễm virus, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đến ngay cơ quan y tế để được kiểm tra, xử trí kịp thời.


Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
0