Bí mật của nhân viên đường dây lừa đảo Tam Giác Vàng
Đinh Văn Châu là một tổ trưởng trong đường dây lừa đảo quốc tế vừa bị công an triệt phá tại Khu kinh tế Tam Giác Vàng (tỉnh Bò Kẹo, Lào). Đây là tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô đặc biệt lớn. Các đối tượng hoạt động dưới danh nghĩa một doanh nghiệp được cấp phép hợp pháp hoạt động trong đặc khu kinh tế và có “Luật đặc khu” riêng, muốn vào được đặc khu phải có giấy tờ tùy thân chứng minh công việc tại đây.
Theo lời khai tại cơ quan công an của Đinh Văn Châu, trước đây Châu có đến tỉnh Bò Kẹo làm việc, sau đó quen biết một người bạn, người này gợi ý sẽ mở công ty riêng nên rủ Châu cùng đến làm việc cùng.

Thời gian đầu Châu làm việc như một nhân viên bình thường và không hề biết công việc này không tốt. Song sau đó phía công ty cho một số lợi nhuận, chức vụ để giữ lại làm việc. Quá trình làm việc phải ký hợp đồng, nên muốn về phải đền hợp đồng với số tiền 70 triệu.
Các đối tượng này hoạt động theo quy chế, nội quy do các đối tượng chủ mưu, cầm đầu đặt ra với cấp dưới, phân chia lợi ích theo lương tháng và phần trăm số tiền mỗi đối tượng lừa được của bị hại.

Châu chịu sự quản lý của “sếp” và “cấp trên” khi đang được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng. Nhiệm vụ hàng ngày là lên công ty để giám sát, đôn đốc các nhân viên làm việc. Theo Châu, mỗi ngày một nhân viên phải tương tác với hai khách hàng mới trong ngày.
Châu khai: “Khi được cấp trên giao nhiệm vụ, Châu sẽ thông báo lại cho các nhân viên trong tổ. Tùy thuộc các nhiệm vụ sẽ giao theo ngày hoặc tuần, các nhân viên sẽ được giao đi kết bạn (trên mạng xã hội), phải có “khách hàng” chát mới trong ngày là bao nhiêu người. Quá trình chát để tạo tình cảm, niềm tin, mục đích để sau này đưa còn mồi vào ứng dụng kêu gọi đầu tư”.
Những khách hàng này chủ yếu là phụ nữ đơn thân, thiếu thốn tình cảm, mục đích nhân viên kết bạn với khách hàng để tạo lòng tin, sau khi chín muồi sẽ dẫn khách hàng vào các ứng dụng do công ty viết ra để họ đầu tư và chiếm đoạt tài sản.

Nhân viên trong đường dây lừa đảo này tìm khách hàng dựa trên một tài liệu mà công ty cung cấp. Tài liệu này ghi rõ quy trình đi tìm khách hàng, làm quen, chào hỏi, nói chuyện với khách hàng như thế nào để tình cảm ngày càng sâu hơn.
Được biết, sau 2 năm hoạt động, tổ chức tội phạm quốc tế này đã thực hiện hàng chục nghìn bị hại, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng.
Ngày 02/8/2024, sau 3 tháng triển khai chuyên án, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợpvới Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm mua bán người Bộ Công an Lào, Công an đặc khu kinh tế tại tỉnh Bò Kẹo; Đại diện Cảnh sát Việt Nam tại Lào, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh và các đơn vị nghiệp vụ khác đã truy bắt thành công các đối tượng trong tổ chức này. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 155 đối tượng, thu giữ gần 100 quyển hộ chiếu, 74 viên hồng phiến, 18.900 nhân dân tệ, hàng chục máy tính và gần 500 điện thoại cùng hàng nghìn sim điện thoại không chính chủ và các công cụ, tài liệu khác dùng để thực hiện hành vi lừa đảo.


Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không nên được xem nhẹ vì vừa gây thiệt hại kinh tế, vừa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và lòng tin của xã hội.
Hơn 3.100 vụ đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý với tổng số tiền xử phạt, tịch thu khoảng 63 tỷ đồng trong Tháng cao điểm chống buôn lậu.
Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.
Các lực lượng chức năng TP.Hà Nội vừa tổ chức đóng 5 lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Gói thầu số 9 dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài hơn 20km đang bị chậm tiến độ do còn nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
0