Bị hoại tử bàn chân do tắc mạch
Hoại tử bàn chân, đau nhức, sốt nhiều ngày không dứt... Đó là tình trạng của bệnh nhân L.K.M, 31 tuổi ở tỉnh Hải Dương hiện đang điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Bạch Mai. Có tiền sử khỏe mạnh, lại còn ít tuổi, nên gia đình và bệnh nhân đều không nghĩ đến bị tắc mạch. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có thể sẽ bị phải cắt bỏ bàn chân do đến viện muộn.

Tiến sĩ – bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết thêm một trường hợp khác, là bệnh nhân 67 tuổi cũng bị tắc mạch chi dưới. Ông có bệnh lý nền cao huyết áp, có bệnh lý mạch máu đã đặt stent. Do đến bệnh viện sớm, nên bệnh nhân đã giữ lại được chân. Trước khi phẫu thuật, chân của bệnh nhân tím tái, lạnh ngắt. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ đã làm cầu nối từ trên đùi xuống cẳng chân. Hiện tại chân đã hồi phục tương đối tốt, đã bắt đầu đi lại được.
"Tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do sự tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật… Hậu quả của tình trạng thiếu máu nuôi này không được giải quyết kịp thời thì phần chi sẽ bị hoại tử trong vòng vài giờ đến vài ngày, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong. Trên thực tế, các triệu chứng ban đầu của tắc động mạch chi cấp tính dễ nhầm lẫn với căn bệnh khác như xương khớp, thoái vị đĩa đệm nên người bệnh thường chủ quan, bỏ sót hoặc chậm trễ đi khám.

Yếu tố thời tiết nóng chuyển sang lạnh cũng làm gia tăng các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu. Nếu bệnh nhân đến viện muộn, dễ đối mặt với khả năng tử vong khi vỡ động mạch chủ bụng. Với bệnh nhân tắc mạch có thể bị cưa chân, có thể chất độc của khu hoại tử sẽ lan sang toàn cơ thể khiến bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc. Tùy từng giai đoạn, bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm dò và can thiệp phù hợp. Nếu bệnh nhân vào sớm, chỉ cần dùng dụng cụ thông mạch. Còn nếu ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể phải thay động mạch, phẫu thuật bắc cầu và làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân", bác sĩ Ngô Gia Khánh cho biết.
Tắc mạch chi thường gặp ở người lớn tuổi, có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, hút thuốc lá nhiều… Tuy nhiên, cũng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh này, đặc biệt ở những nhóm người nghiện thuốc lá hoặc có chế độ ăn nhiều mỡ. Bệnh lý này có thể phát hiện bệnh thông qua việc thăm khám lâm sàng, chụp mạch, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ tác động đến tiến trình xơ vữa mạch máu bao gồm tránh hút thuốc lá chủ động và bị động, ổn định chuyển hóa mỡ bằng chế độ dinh dưỡng ít béo, nhiều rau; vận động hoặc thể dục đầy đủ giúp tăng lưu lượng máu qua tim và toàn thân giúp tránh tắc cầu nối động mạch./.


Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.
Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.
Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Ứng dụng đồng bộ các công nghệ hiện đại đang mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh lý cột sống. Không chỉ an toàn và chính xác, mà còn mang đến cơ hội hồi phục nhanh chóng cho hàng ngàn bệnh nhân.
0