Bị cáo Trương Mỹ Lan xin không kê biên biệt thự cổ

Ngày 15/3, HĐXX và các luật sư bào chữa tiếp tục phần xét hỏi đối với các công ty có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến các tài sản, dự án thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bị cáo Trương Mỹ Lan.

Cụ thể, trong phiên xét xử hôm nay, HĐXX xác định lại một số tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cũng như gia đình của bị cáo này.

Trong đó, trả lời về số cổ phần của mình tại khách sạn Daewoo ở Hà Nội, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết: 73,4% cổ phần thuộc về Công ty Bông Sen và công ty này cũng là của gia đình bị cáo. Số cổ phần nói trên không được đưa đi thế chấp mà được cho SCB mượn để phát hành trái phiếu.

Bị cáo Trương Mỹ Lan.

Vì vậy, theo bị cáo Lan, số cổ phần này không bán được vì vướng trái phiếu. Dù trước đó, con bà có đề nghị bán để khắc phục hậu quả.

Song song đó, đối với toà nhà Capital Place ở Hà Nội, bị cáo Lan từng nói đã có người mua với giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, HĐXX cho biết, toà nhà này đang thế chấp cho 4 công ty nước ngoài vay 230 triệu USD.

Trong khi đó, con gái bị cáo Lan là Chu Diệp Phấn cũng đã có đơn gửi tới toà trình bày việc toà nhà này đang được trả giá hơn 300 triệu USD. Vì vậy, HĐXX yêu cầu bị cáo Lan nếu biết ai mua với giá như bị cáo nói thì có thể đề nghị lên để xem xét tạo điều kiện nhằm góp phần khắc phục hậu quả.

Biệt thự cổ mà bà Lan đề nghị không kê biên tài sản. Ảnh: Vnexpress

Liên quan đến các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và gia đình còn có biệt thự cổ tại 110 - 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM). Với tài sản này, bị cáo Lan cho biết gia đình đã mua căn biệt thự này với giá khoảng 700 tỷ đồng.

Trình bày với HĐXX, bị cáo Lan đề nghị vì đây là biệt thự cổ cần bảo tồn di tích và trước đó gia đình bị cáo vẫn đang thực hiện, nên bị cáo mong HĐXX không kê biên tài sản này. Bị cáo mong sẽ được chấp thuận trả lại cho con và gia đình để tiếp tục sửa chữa, bảo tồn di tích cho Việt Nam.

Ngoài những tài sản nói trên, bị cáo Lan còn một công ty bảo hiểm. Và con gái bị cáo Lan đã có văn bản gửi đến toà cho biết: có đối tác mua lại số cổ phần của bị cáo Lan với giá 40 triệu USD. Sau khi bán được số cổ phần này sẽ dùng để khắc phục hậu quả vụ án.

Đồng thời, con gái bị cáo Lan cũng cho biết sẽ chuyển nhượng toàn bộ tập đoàn nhà máy sản xuất vắc xin cho đối tác khác với giá 315 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Phiên toà xét xử đại án Vạn Thịnh Phát sẽ tạm nghỉ đến sáng 19/3. Và sẽ trở lại với phần Viện kiểm sát phát biểu về quan điểm cũng như đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Cảnh sát Giao thông Hà Nội đã và đang tăng cường các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có đơn xin xét xử vắng mặt do sức khoẻ yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

Nam tài xế khai có ăn uống tại quán nhậu trước khi lái xe và ô tô “gặp sự cố” dẫn đến vụ tai nạn làm 2 người chết, 1 người bị thương.

TAND cấp cao tại Hà Nội sáng 17/6 đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Khoảng 1.170kg trứng gà non không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện và thu giữ vào ngày 16/6.

Liên quan đến vụ việc cô gái 19 tuổi bị đánh hội đồng tại thành phố Kon Tum, cơ quan công an đã triệu tập làm việc với hơn 30 đối tượng.