Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỷ lục ghép tim xuyên Việt
Sau 4 ngày ghép tim, bệnh nhân đến nay có thể tự ăn uống, vận động tại giường. Các xét nghiệm huyết học sinh hóa trong giới hạn bình thường, trong đó, chức năng gan, thận hồi phục một cách ngoạn mục.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, có nhiều yếu tố mang lại thành công cho ca ghép. Đó là kỹ thuật ghép tim được đơn vị thực hiện thường quy, thuần thục; người hiến trẻ, khỏe nên chất lượng quả tim tốt. Ngoài ra, thời gian thiếu máu lạnh của tạng chỉ 4 giờ 30 phút nên ca ghép diễn ra rất thuận lợi, quả tim được hồi phục nhanh chóng.
Sau khi nhận được thông tin hiến tạng từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia có người cho chết não (36 tuổi, trú tỉnh Hà Nam) tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 24/10, Bệnh viện Trung ương Huế cử kíp 3 bác sĩ phối hợp các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hội chẩn, đánh giá người cho chết não, đồng thời lên phương án hồi sức, duy trì chức năng các tạng hiến tặng.
Sáng 26/10, sau khi có kết luận chẩn đoán chết não lần 3 và được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân, các kíp bác sĩ phối hợp lấy tạng từ người hiến. Quả tim được điều phối, vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho bệnh nhân Nguyễn Đăng T (39 tuổi, trú thành phố Đà Nẵng) mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối với chỉ số phân suất tống máu EF 17%.
Ca ghép diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Sau 6 giờ phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục rất tốt, được rút ống nội khí quản trong tình trạng huyết động ổn định, chức năng tim 60%. Đặc biệt, Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt với thời gian đưa tim vào lồng ngực người nhận đến lúc tim đập trở lại ngắn nhất (hơn 50 phút).
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kíp lấy tạng cùng hỗ trợ nhanh chóng của Hãng hàng không Vietjet Air, lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên - Huế, quả tim được vận chuyển nhanh chóng với thời gian thiếu máu lạnh khoảng 4 giờ 30 phút.
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thế Uyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế, đơn vị ứng dụng nhiều gói kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong quá trình ghép tim. Nhờ đó, so với các trường hợp ghép tim xuyên Việt trước đây, ca ghép tim lần này có thời gian phẫu thuật, tim đập trở lại nhanh chóng.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
0