'Bệnh viện không tiền mặt' nhận sự hưởng ứng của người dân
Từ nhiều tháng nay, bà Nguyễn Thị Đệ, 71 tuổi, trú tại phố Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội rất hài lòng khi đi khám và lấy thuốc BHYT. Bệnh viện E, nơi bà đến đã triển khai mọi thủ tục ngay tại bàn khám bác sĩ, bà không còn phải qua quầy kế toán-tài chính, quầy giữ và trả thẻ BHYT.
Đưa ông nội 87 tuổi mắc nhiều bệnh nền như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, phẫu thuật đại tràng… đi khám định kỳ tại bệnh viện E, anh Nguyễn Thành Trung, trú tại đường Phạm Văn Đồng thấy rằng việc cải cách và giản tiện thủ tục khi đến khám, lấy thuốc BHYT mang lại lợi ích lớn cho bệnh nhân và người nhà.
Ngoài các bệnh nhân khám và được BHYT chi trả 100%, với các trường hợp đồng chi trả như chị Phạm Bích Ngọc, ở Vạn Phúc, quận Hà Đông, Bệnh viện E cũng tạo điều kiện để họ thanh toán ngay tại bàn bác sĩ, với công nghệ QR code động thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động.

Cùng với sự tiện lợi, việc áp dụng thanh toán điện tử trong khám, chữa bệnh còn góp phần giúp giảm quá tải xếp hàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt cũng là mục tiêu của cả ngành Y tế và ngành Ngân hàng hiện nay. Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện đã có gần 88% các bệnh viện trực thuộc Bộ và các trường đại học y, dược.... triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Còn ở các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế các địa phương, tỷ lệ này là hơn 60%.
Các hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt hiện rất đa dạng, như thẻ y tế thông minh, thanh toán viện phí qua thẻ ngân hàng, qua quét mã QR hay các máy thanh toán tự động được trang bị tại các bệnh viện, qua đó góp phần giảm tình trạng quá tải cục bộ tại bệnh viện, giảm áp lực căng thẳng cho nhân viên y tế trong quá trình tiếp đón bệnh nhân đến khám, từ đó giúp bệnh viện có thể phục vụ người bệnh được chu đáo hơn./.


Bộ Y tế đề xuất mở rộng danh mục thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, đặc biệt là tại các tuyến y tế cơ sở như trạm y tế xã, phường.
TP.HCM ghi nhận hơn 200 ca Covid-19 đến cuối tháng 5/2025, đòi hỏi ngành y tế và người dân đã chủ động ứng phó, không hoang mang.
Những người gia đình có nhiều người bị mắc ung thư thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.
Bộ Y tế xây dựng Dự thảo Thông tư quy định mới cho phép kéo dài thời gian kê đơn thuốc ngoại trú tối đa lên 90 ngày, đối với một số bệnh mạn tính.
Hà Nội và TP.HCM đang chủ động thích ứng với dịch bệnh trong bối cảnh gia tăng ca mắc Covid-19 nhiều nhất trong cả nước.
Bệnh suy thận không chỉ do nguyên nhân về y khoa, mà còn liên quan đến thói quen sinh hoạt và lối sống của phần lớn người trẻ tuổi hiện nay.
0