Bệnh tim mạch đang gia tăng nhanh
Điều đáng lo ngại là đa phần bệnh nhân có tâm lý chủ quan, dẫn đến phát hiện bệnh khi đã muộn. Xuất hiện những cơn đau thắt nhẹ, nhưng ông Tiến không nghĩ rằng đó là dấu hiệu sớm của bệnh tim.
Bác sĩ Phạm Nhật Minh- Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Bệnh nhân vào viện do nhồi máu cơ tim nặng, sốc tim, được can thiệp động mạch vành, tắc 2/3 động mạch vành; đến lúc nhập viện, bệnh nhân mới nhận thức được mình có những yếu tố nguy cơ của tim mạch".
Biểu hiện bệnh không rầm rộ, không ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan. Các bệnh lý tim mạch phổ biến nhất là cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim. Ngoài nguyên nhân chủ quan, lối sống thiếu khoa học cũng là nguy cơ khiến cho các bệnh lý tim mạch phát triển.
"Rất nhiều người đến trong tình trạng bệnh đã muộn rồi, biến chứng của mạch chân, mạch não... nhiều người trẻ đến mà không biết mình bị mắc tim mạch.", Bác sĩ Văn Đức Hạnh - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, nói.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hằng năm. Thậm chí, khoảng 25% người Việt trưởng thành đang mắc bệnh tim mạch và người mắc bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Các bệnh lý tim mạch không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể điều trị giảm nhẹ, điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi người dân đều có thể phòng ngừa bệnh lý tim mạch bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.


Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.
Một trung tâm trị liệu tại Seoul, Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý với phương pháp độc đáo - sử dụng cám gạo lên men kết hợp với thảo dược để tạo nhiệt, giúp giảm đau nhức cơ thể và căng thẳng.
Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ dễ khiến thức ăn ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế kêu gọi các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vét vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
Cùng nhau rèn luyện, nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai và sống vui, sống có ích là “phương châm hành động” của các thành viên Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận Hà Đông, Hà Nội.
Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
0