Bệnh nhân Myanmar nằm la liệt ngoài trời chờ khám chữa
Tại một bệnh viện ở Thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, những người bị thương trong trận động đất mạnh 7,7 độ phải nằm trong các lều tạm hoặc dọc theo hành lang bệnh viện để chờ điều trị. Thảm họa động đất đã làm hư hại các tòa nhà, khiến bệnh viện không an toàn để đưa bệnh nhân vào bên trong. Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vật tư y tế đang cản trở các nỗ lực ứng phó bao gồm bộ dụng cụ chấn thương, túi máu, thuốc gây mê, thiết bị hỗ trợ, thuốc thiết yếu và lều cho nhân viên y tế.
Ông Min Min Thein - Bộ Phúc lợi xã hội, Cứu trợ và Tái định cư Myanmar - chia sẻ: "Chúng tôi ghi nhận thiệt hại ở nhiều bệnh viện, vì vậy tình hình hiện tại rất hỗn loạn. Tuy nhiên, chúng tôi đang cố gắng quản lý nhiều nhất có thể, và chúng tôi cũng đang sắp xếp nơi trú ẩn khẩn cấp cũng như hỗ trợ thực phẩm và nước uống".
Các bệnh viện ở Sagaing cũng bị hư hại nặng nề, buộc phải chuyển bệnh nhân ra bên ngoài điều trị dưới cái nóng thiêu đốt. Những bệnh nhân ở Sagaing cần điều trị phức tạp hơn thường được chuyển đến Mandalay, nơi có bệnh viện lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, đường sá và cầu cống đã bị hư hỏng nặng khiến việc di chuyển bệnh nhân bất khả thi.
Chính phủ Myanmar cho biết đang phối hợp tất cả các bộ ngành để cùng nhau làm việc nhằm cứu sống người trong khoảng thời gian cứu hộ quan trọng kéo dài 72 giờ sau động đất.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại trận động đất ở Myanmar là tình trạng khẩn cấp cấp 3, đây là mức kích hoạt cao nhất trong Khung ứng phó khẩn cấp của tổ chức này. Theo WHO, với số lượng người thiệt mạng và bị thương rất lớn, nguy cơ dịch bệnh bùng phát ở Myanmar là rất cao do thiếu thiết bị y tế và năng lực phẫu thuật. WHO đánh giá rằng, nếu không có nguồn tài trợ ngay lập tức, nhiều sinh mạng sẽ bị đe dọa và hệ thống y tế vốn mong manh của Myanmar có nguy cơ sụp đổ.


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0