Bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới
Ông Bert Jan-ssen được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim, khi chỉ mới 17 tuổi. Vào thời điểm đó, chưa có ca ghép tim nào được thực hiện ở Hà Lan và bác sĩ thông báo họ không thể làm gì khác.
Tuy nhiên, khi được đưa trở lại bệnh viện địa phương, Tiến sĩ Albert Mattart là bác sĩ tim mạch của Bert, đã đăng ký cấy ghép tim cho ông ở Bệnh viện Harefield, Anh. Năm 1984, ông Bert Jan-ssen đã được tiến hành ghép tim.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tim sau khi cấy ghép là 16 năm nhưng ông Bert Jan-ssen trở thành người sống lâu nhất sau khi được cấy ghép tim, với thời gian là 39 năm 100 ngày.
Bốn thập kỷ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tim nghiêm trọng và chỉ có thể sống được 6 tháng, ông Bert Jan-ssen đã tạo nên kỳ tích, được Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới.

Ông Bert Jan-ssen, bệnh nhân cấy ghép tim cho biết: "Tôi coi ngày đó quan trọng hơn cả ngày sinh của mình. Tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ cuộc sống của mình kéo dài đến thế." Hiện ông Bert Jan-ssen (57 tuổi) đã kết hôn và có hai con trai. Theo ông Jan-ssen, bí quyết khỏe mạnh mà bệnh nhân ghép tim cần thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh và năng động.
Trước ông Bert Jan-ssen, kỷ lục bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới thuộc về Harold Sokyrka, người Canada, với 34 năm 359 ngày, thiết lập vào năm 2021.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Ứng dụng đồng bộ các công nghệ hiện đại đang mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh lý cột sống. Không chỉ an toàn và chính xác, mà còn mang đến cơ hội hồi phục nhanh chóng cho hàng ngàn bệnh nhân.
Bộ Y tế đang xây dựng lộ trình để trình Chính phủ để tiến tới giai đoạn 2030 – 2035 sẽ miễn viện phí cho toàn dân.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tối 5/5 đã ra quyết định đình chỉ 5 người gồm 3 bác sĩ và 2 điều dưỡng, để phục vụ công tác xác minh, làm rõ việc người dân tố bị yêu cầu phải “nộp đủ tiền mới cấp cứu” cho trẻ gặp tai nạn.
Bệnh viện K chiều 5/5 đã phát động phong trào “Găng tay không thay vệ sinh tay” nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong thực hành tuân thủ vệ sinh tay với chăm sóc y tế.
Lực lượng y tế TP.HCM đã cấp cứu tổng cộng 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện (tính đến 16 giờ ngày 4/5), khi tham gia Đại lễ Vesak 2025 tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh).
0