Bên trong tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội tiêu chuẩn Châu Âu
Vận hành thử là quá trình mô phỏng công tác vận hành tuyến khi không có hành khách với mục đích kiểm tra sự sẵn sàng của toàn bộ hệ thống về phương diện vận hành. Các hoạt động kiểm tra thường bao gồm: Kiểm tra lịch chạy tàu; thử nghiệm các dịch vụ trong điều kiện vận hành danh định và hạn chế; xác minh tính đầy đủ và hiệu quả của các hướng dẫn vận hành và bảo trì cũng như các quy trình khẩn cấp...

Vận hành thử đoạn trên cao metro Nhổn - ga Hà Nội cũng là bước cuối cùng trong 8 bước thử nghiệm và căn chỉnh hệ thống trước khi đưa dự án vào vận hành thương mại. Tàu chạy thử sẽ bắt đầu từ 7h45 - 16h45 hàng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Dự kiến, 57 kịch bản sẽ được thực hiện trong vòng 7 tuần bắt đầu từ ngày 11/3 đến ngày 26/4.

Giai đoạn vận hành thử được chia ra 3 phần:
- Giai đoạn 1: Các bài thực hành vận hành ở chế độ bình thường;
- Giai đoạn 2: Các bài thực hành vận hành ở chế độ hạn chế;
- Giai đoạn 3: Các bài thực hành vận hành ở chế độ khẩn cấp.
Đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống cũng được thực hiện theo các tiêu chuẩn châu Âu và theo yêu cầu của các quy định của Việt Nam. Tư vấn Liên danh Apave - Bureau Veritas - Certifer (ABC) được lựa chọn và đồng hành cùng Dự án từ quá trình thi công xây dựng sẽ thực hiện công tác đánh giá và thể hiện trong các báo cáo đánh giá, kết quả cuối cùng sẽ là Chứng chỉ an toàn hệ thống. Toàn bộ quá trình Vận hành thử, Tư vấn chứng nhận an toàn hệ thống có các chuyên gia được huy động để quan sát, kiểm tra và đánh giá và phát hành chứng chỉ an toàn hệ thống khi kết thúc quá trình Vận hành thử.

Trong tuần thứ nhất của quá trình Vận hành thử, Dự án đã thực hiện 7/57 kịch bản, các hoạt động được diễn ra thuận lợi, cơ bản đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra. Khối lượng công việc tính đến hết tuần 1 của Vận hành thử là: 12,3%. Các lỗi nhỏ trong Vận hành thử đã được các bên nhận diện, Tư vấn thực hiện Dự án - Systra phối hợp với các Nhà thầu liên quan xử lý kịp thời ngay khi phát hiện và không gây ảnh hưởng đến kết quả chung.

Sau tuần 1 vận hành ở chế độ thông thường, trong tuần 2 này, Dự án bắt đầu thực hiện một số kịch bản vận hành ở chế độ hạn chế. Ngày hôm nay 19/03/2024, bên cạnh thực hiện mô phỏng vận hành thông thường, Dự án triển khai 02 kịch bản là: sử dụng máy rửa tàu và thực hiện rút tàu về (sử dụng biểu chạy tàu).

Ông Hedy Silvestre, Chuyên gia vận hành và bảo trì tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội cho biết: "Đội ngũ nhân sự có kiến thức vững vàng và nhiều kỹ năng chuyên biệt nên trong tuần đầu tiên không xảy ra sự cố nào ngoài kịch bản. Tuy nhiên, các kịch bản sau này sẽ tăng dần độ khó. Từ đó đảm bảo đến cuối cùng, hệ thống sẽ vận hành trơn tru và các nhân sự đã làm quen với các thao tác".
Theo thiết kế, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, đoàn tàu cấu tạo gồm 4 toa, mỗi toa chở được trện 200 hành khách, mỗi chuyến chở được gần 950 hành khách. Tần suất giờ cao điểm 7,5 phút/chuyến. Dự kiến Metro Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào tháng 6.


Chuyên cơ Không lực Một Air Force One - biểu tượng quyền lực và công nghệ hàng đầu của nước Mỹ dự kiến sẽ bị trì hoãn đến năm 2029 hoặc muộn hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.
Với tầm bay tối đa 14.484 km nhờ động cơ Rolls-Royce và thiết kế khí động lực học, mẫu G800 của hãng Gulfstream đã được chứng nhận là máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới.
Nhằm tăng trải nghiệm cho khách đi tàu, ngành đường sắt sẽ đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với tên gọi Hoa Phượng Đỏ từ ngày 10/5 sắp tới.
Một công ty đóng tàu tại Australia đã hạ thủy tàu điện chạy bằng pin lớn nhất thế giới, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hàng hải và là dự án lớn nhất mà công ty này từng thực hiện.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, hoạt động khai thác vận tải hàng không đã diễn ra sôi động, tăng trưởng cao và cơ bản ổn định.
0