Belarus sẵn sàng nhận vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga
"Tôi và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể quyết định việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược ở đây, nếu cần", Tổng thống Alexander Lukashenko nói, đồng thời nhấn mạnh, động thái này thể hiện sự sẵn sàng bảo vệ "chủ quyền và độc lập" của hai quốc gia.

Tổng thống Lukashenko cũng cho biết ông đã ra lệnh cho quân đội khôi phục các cơ sở được sử dụng để chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol. Theo ông, Belarus giữ lại tất cả các cơ sở mà ông gọi là "cấu trúc kỹ thuật phức tạp".
Nga hiện đang sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M và Yars - phiên bản nâng cấp của tên lửa Topol do Liên Xô sản xuất được phát triển từ những năm 1980. Các tên lửa có thể được đặt trong silo hoặc đặt trên các bệ di động có bánh xe tự hành. Một số phiên bản di động của tên lửa Topol ban đầu từng được triển khai tới Belarus trong thời kỳ Xô Viết.
Tổng thống Lukashenko từng nhiều lần ủng hộ việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga tới Belarus, viện dẫn mối đe dọa từ phương Tây. Vào tháng 10/2022, ông chỉ ra các cuộc đàm phán "chia sẻ hạt nhân" giữa Washington và Warsaw, và cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân có thể được bố trí ở Ba Lan, nơi giáp biên giới với Belarus.


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0