Bế tắc đạt thỏa thuận chung COP29
Dự thảo tuyên bố chung công bố ngày 21/11, không đưa ra bất kỳ con số cụ thể nào về mức tài trợ mà các quốc gia giàu có sẽ cung cấp để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng sạch và thích ứng với những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Bản dự thảo COP29, dài 10 trang, khiến nhiều đại biểu thất vọng. Việc không có con số cụ thể đã khiến các nhà đàm phán cảm thấy bế tắc, đặc biệt khi dự thảo nêu hai quan điểm đối lập rõ rệt.
Một bên là các quốc gia giàu có, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, cho rằng tài chính khí hậu nên bao gồm cả nguồn tài trợ từ các tổ chức tư nhân và các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc.
Bên kia, các nước đang phát triển lại yêu cầu rằng nguồn tài chính chủ yếu đến từ ngân sách chính phủ các quốc gia giàu có và chủ yếu là dưới dạng viện trợ không hoàn lại, thay vì cho vay có thể làm gia tăng nợ công.


Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa từng được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt trước đây, lần cuối cùng ông khám sàng lọc là vào năm 2014.
Ít nhất 85 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel khi nước này gia tăng các cuộc không kích nhằm vào Dải Gaza.
Thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ được mệnh danh là trái tim của châu Âu, cũng dần trở thành quê hương thứ hai của nữ nhà thơ, nghệ sĩ độc lập Quỳnh Iris Nguyen de Prelle trong hơn một thập kỷ.
Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
0