BĐS công nghiệp Thủ đô phát triển mạnh trong năm 2025
Sau những biến động trong năm 2024, bất động sản công nghiệp tiếp tục được nhận định là điểm sáng trong năm 2025 với sự phát triển ổn định, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư lớn.
Cụm Công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước tại huyện Thanh Oai rộng 52 ha, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Constrexim số 1 làm chủ đầu tư. Máy móc, nhân công đã được huy động thi công để đảm bảo tiến độ. Được xây dựng theo tiêu chí xanh, cụm công nghiệp này sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sạch.
Ông Lê Tiến Quân – Phó Ban Quản lý dự án Cụm Công nghiệp Thanh Văn - cho hay: "Để đảm bảo tiến độ, trong thời gian nghỉ Tết, chúng tôi vẫn duy trì 4-5 tổ đội để vẫn thi công như bình thường, đảm bảo tiến độ cho dự án. Theo kế hoạch, quý IV/2025, chúng tôi sẽ bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho các nhà đầu tư có thể đi vào triển khai".
Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã thành lập được 102 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.188 ha. Trong tổng số 43 cụm công nghiệp được thành lập trong giai đoạn 2018-2020 theo Nghị định 68 của Chính phủ, Hà Nội đã khởi công được 28 cụm. 15 cụm còn lại đang được thành phố đôn đốc tập trung đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính để chủ đầu tư có đủ điều kiện khởi công.
Để thu hút dòng vốn FDI vào bất động sản công nghiệp, cuối năm 2024 vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng ba khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Thường Tín và Sóc Sơn, gồm: Khu Công nghiệp Phụng Hiệp quy mô 174,8 ha, Khu Công nghiệp Bắc Thường Tín quy mô 137 ha, Khu Công nghiệp sạch Sóc Sơn quy mô 323,9 ha.
Thành phố Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng đất là 1.348 ha, vốn đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp 139 triệu USD và trên 6.000 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt gần 100%.
Trong năm 2025, Hà Nội phấn đấu khởi công bốn cây cầu vượt sông Hồng quan trọng là cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi và cầu Trần Hưng Đạo. Bên cạnh đó, các dự án như đường Vành đai 4 sẽ hoàn thành đường song hành trong năm 2025, nhiều đoạn tuyến của cao tốc Bắc – Nam đã đưa vào lưu thông sẽ là các yếu tố giúp bất động sản công nghiệp Thủ đô Hà Nội tăng khả năng cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững.


Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.
Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
UBND quận Đống Đa đã tổ chức lấy ý kiến người dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tập thể Trung Tự và Hào Nam, trong ngày 4/4.
Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 - đây là yếu tố thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.
0