Bầu cử tạo ra nhiều việc làm cho lao động Ấn Độ
Khi ngày bỏ phiếu đầu tiên đang đến gần, nhiều nhà sản xuất hàng may mặc tại Ấn Độ đang tạm thời chuyển đổi các nhà máy sản xuất trang phục truyền thống sari thành nơi sản xuất cờ và biểu ngữ bầu cử.
Ông Agarwal, chủ một nhà máy in cờ cho biết có tới 40 nhà máy ở Mathura, một thị trấn ở Uttar Pradesh, bang lớn nhất và có vai trò chính trị quan trọng tại Ấn Độ. Trong thời gian bầu cử, áp phích của hàng trăm đảng phái chính trị và hàng nghìn ứng cử viên thường được dán khắp nơi.

Ông Mukesh Agarwal cho biết: "trong các cuộc bầu cử ở Ấn Độ, vật dụng rẻ và tốt nhất được sử dụng cho các chiến dịch tranh cử là cờ và biểu ngữ. Các đảng viên thường sử dụng cờ để quảng bá biểu tượng của họ, treo chúng bên ngoài nhà và biến chúng thành phương tiện cho các chiến dịch tranh cử".
Các cuộc bầu cử tạo ra lực đẩy cho nền kinh tế, khi các chính đảng tăng chi tiêu cho các loại hình hàng hóa và dịch vụ đa dạng.
Ông Sanjay Kathuria, người bán buôn hàng hoá bầu cử, nhận xét: ''khi các cuộc bầu cử đến gần, doanh số bán hàng hóa bầu cử sẽ tăng mạnh ở mọi khu vực nơi cuộc bầu cử sẽ được tổ chức theo từng giai đoạn".

Các cuộc bầu cử mang lại lực đẩy cho nền kinh tế.
Theo ông Gulshan Khurana, Tổng thư ký Hiệp hội thương nhân tại chợ Sadar Bazar ở Delhi, các đảng thường chi từ 30 tỷ đến 50 tỷ rupee cho hàng hóa bầu cử, tạo ra tới 10 triệu việc làm.
Ông Khurana, người đã kinh doanh trong lĩnh vực này gần 50 năm, cho biết hoạt động kinh doanh đã tăng gần 30% so với cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2019, khi đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Modi chi số tiền kỷ lục để duy trì quyền lực.
Cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra trong 2 tháng, với 7 giai đoạn bầu cử. Lúc này, các đảng chính trị đang bước vào giai đoạn chạy đua nước rút để giành thêm nhiều sự ủng hộ của cử tri.


Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.
Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
0