Bát Tràng, từ làng nghề khói bụi tới làng nghề xanh

Nếu như trước đây, làng nghề gốm sứ Bát Tràng ngập trong khói, bụi độc hại, do xả thải khí độc trong quá trình nung gốm bằng củi và than thì nay, nơi đây đã mang dáng dấp của làng nghề hiện đại với công nghệ sản xuất sạch, hiện đại… Đến nay, 100% các hộ trong làng nghề áp dụng khí gas hóa lỏng trong quá trình sản xuất. Điều này không chỉ góp phần xanh hóa làng nghề mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng mẫu mã.

Cụ thể, anh Nguyễn Khắc Lộc Thạch - Chủ cơ sở Gốm sạch Việt Nam cho biết: "Bên cạnh tác động tốt về môi trường thì chất lượng men và hàng hóa được nâng cao lên rất nhiều. Lớp men đen, ám khói thì bây giờ cáo đó loại bỏ hoàn toàn. Khi xử lý tốt được lớp men, bề mặt sản phẩm tốt thì sẽ thiết kế ra nhiều kiểu dáng khác phù hợp từ màu sắc, màu men trong ứng dụng cuộc sống hàng ngày."

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Huy Hoàng - Chủ cơ sở xưởng gốm Việt Hoàng chia sẻ: "Ngày xưa đốt bằng than củi sản phẩm thu được loại một đâu đó tính theo tiêu chí loại một bây giờ chỉ được 20%, bây giờ đốt khí gas thì đạt 95%. Đốt gas 18-24 tiếng/ chuyến, ngày trước rơi vào khoảng ba ngày, tiết kiệm cho người dân. Công tác phòng chống cháy nổ đều được trang bị bình bọt, bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy đều phải có. Liên quan lò đốt và bình gas bố trí khoảng cách an toàn."

Với sự thay đổi đó, Bát Tràng đã trở thành một trong những làng nghề tiêu biểu của Thủ đô. Năm 2019, Bát Tràng đã được công nhận là điểm du lịch làng nghề. Từ đó đến nay, nơi đây luôn là một địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

"Đến Bát Tràng không những được chiêm ngưỡng gốm đẹp hay trải nghiệm làm gốm mà giờ đây thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng này mình thấu hiểu hơn về con đường hành trình và lịch sử của nghề gốm." - một khách du lịch tới tham quan Bát Tràng chia sẻ.

Với định hướng phát triển du lịch bền vững thông qua việc chuyển đổi sang phương thức sản xuất xanh, trong thời gian tới, Bát Tràng sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như điện hoặc năng lượng mặt trời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

TP. Hà Nội hiện nay cấp mới các điểm trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè rất ít mà chỉ gia hạn, duy trì các điểm cũ bởi đã hết dư địa khai thác, theo Sở Xây dựng Hà Nội.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Vành đai 3 và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện Đông Anh.

Đường Lê Quang Đạo kéo dài, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đã đạt 95% tiến độ sau hơn 2 năm thi công, dự kiến sẽ thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2025.

Hà Nội sẽ nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng với tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn với tổng mức đầu tư dự kiến trên 330 tỷ đồng.

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội có diện tích 5,38 ha, là nơi đặt trụ sở chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 4/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.