Bật mí thú vị về lễ nhậm chức Tổng thống Donald Trump

Hôm nay, ngày 20/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, hoàn thành hành trình trở lại Nhà Trắng đáng kinh ngạc của mình.

Sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020, nhiều người tin rằng tương lai chính trị của tỷ phú Donald Trump đã chấm dứt. Những người chỉ trích cũng đặt câu hỏi, liệu vụ bê bối này có làm lu mờ di sản của ông hay không?

Trước đó, những tuyên bố sai sự thật của ông Trump về gian lận bầu cử đã thúc đẩy một đám đông bạo lực xông vào Điện Capitol Mỹ vào ngày 6/1/2021. Sau đó, ông phải đối mặt với bốn bản cáo trạng hình sự: Một cáo buộc liên quan đến che giấu tài liệu mật, một cáo buộc làm giả hồ sơ kinh doanh và hai cáo buộc liên quan đến can thiệp bầu cử.

Thế nhưng, vào tháng 11/2024, ông Trump có thành công "lội ngược dòng" vang dội nhất từ trước đến nay khi giành chiến thắng ở cả phiếu đại cử tri đoàn và số phiếu bầu phổ thông.

Lễ nhậm chức lần này của ông sẽ quy tụ nhiều người từng chỉ trích ông, bao gồm những nhân vật quyền lực trong giới tinh hoa công nghệ của Mỹ.

Điều gì sẽ xảy ra trong lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, ai sẽ tham dự và điều đó có thể cho chúng ta biết điều gì về sự trở lại nắm quyền của ôngTrump?

Quốc Hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024, Nguồn: Reuters

Lễ nhậm chức là gì?

Ở Mỹ, lễ nhậm chức tổng thống là lúc tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức và chính thức bắt đầu nhiệm kỳ bốn năm của mình. Để tuyên thệ nhậm chức, tổng thống đắc cử thường đặt tay lên một cuốn Kinh thánh, mặc dù một số người có thể chọn một cuốn sách khác có ý nghĩa tâm linh hoặc chính trị.

Sau khi tuyên thệ nhậm chức, tổng thống mới sẽ có bài phát biểu nhậm chức trước đám đông người ủng hộ, quan chức chính phủ và các quan chức nước ngoài tham dự buổi lễ.

Lời tuyên thệ nhậm chức nói gì?

Lời tuyên thệ này được trích từ Mục 1, Điều 2 của Hiến pháp Mỹ.

Lời tuyên thệ có nội dung: "Tôi trang trọng thề rằng tôi sẽ điều hành văn phòng Tổng thống Mỹ một cách trung thực và sẽ nỗ lực hết mình để gìn giữ và bảo vệ Hiến pháp của nước Mỹ."

Ông Trump sẽ cầm cuốn sách nào khi tuyên thệ nhậm chức?

Trong lễ nhậm chức đầu tiên của mình vào năm 2017, ông Trump đặt tay lên cùng một cuốn Kinh thánh mà Tổng thống Abraham Lincoln từng sử dụng khi ông nhậm chức vào năm 1861; và một cuốn Kinh thánh thứ hai được tặng bởi người mẹ quá cố, bà Mary Anne Macleod Trump.

Các phương tiện truyền thông đưa tin, ông Trump có thể sử dụng sự kết hợp tương tự trong năm nay: Kinh thánh của Lincoln, cộng với một trong những cuốn Kinh thánh của mẹ ông.

Ông Trump cũng nhân dịp này quảng bá cuốn "Ngày nhậm chức" phiên bản đặc biệt, hiện được bán với giá 69,99 USD.

"Để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, điều vĩ đại nhất chúng ta phải mang về chính là Chúa",  Ông Trump phát biểu trong một video tuyên truyền trên trang web của mình.

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên tại Washington vào ngày 20/1/2017; Nguồn: AP

Lễ nhậm chức sẽ được tổ chức khi nào và ở đâu?

Lễ nhậm chức sẽ diễn ra vào ngày 20/1/2025 lúc 12 giờ trưa theo giờ miền đông nước Mỹ (17:00 GMT).

Buổi lễ ban đầu dự kiến diễn ra ngoài trời, ở phía tây Tòa nhà Quốc hội Mỹ, hướng ra một công viên ở Washington, D.C. có tên là National Mall. Nhưng nhiệt độ giá lạnh đã buộc ông Trump phải xem xét lại. Vào thứ sáu tuần trước, ông tuyên bố rằng buổi lễ sẽ được chuyển vào trong nhà, dưới mái vòm của Điện Capitol cao 88 mét do lo ngại về thời tiết.

Tuy nhiên, không gian kín này sẽ hạn chế số lượng người tham dự. Gần 250.000 khách đã có vé tham dự sự kiện ngoài trời theo lịch trình ban đầu, nhưng ông Trump khuyến khích những người ủng hộ ông xem chương trình phát trực tiếp từ One Arena của Điện Capitol, nơi ông sẽ xuất hiện vào cuối ngày.

Trời lạnh đến mức nào?

Dự đoán ban đầu cho thấy lễ nhậm chức lần thứ hai của ông Trump có thể là lễ nhậm chức lạnh nhất trong những thập kỷ gần đây khi luồng không khí lạnh đang quét qua Mỹ.

Tính đến thứ sáu, Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ dự đoán nhiệt độ vào giữa trưa thứ hai sẽ ở mức âm 6 độ C.

Có vị tổng thống nào từng nhậm chức tại Capitol không?

Năm 1985, cựu tổng thống mỹ Ronald Reagan - người cũng nhậm chức lần thứ hai - cũng phải đối mặt với thời tiết lạnh giá, với nhiệt độ xuống tới âm 14 độ C, thậm chí thấp hơn dự báo thời tiết của ngày hôm nay.

Vì vậy, giống như ông Trump, ông Reagan đã quyết định chuyển lễ nhậm chức của mình vào trong nhà, tại Điện Capitol.

Tuy nhiên, các tổng thống khác đã tổ chức các buổi lễ ở những nơi khác tại Điện Capitol, chẳng hạn như bên trong phòng Thượng viện, mặc dù các buổi lễ ngoài trời ngày càng trở nên phổ biến.

Ai sẽ tham dự?

Trong khi lễ nhậm chức tổng thống luôn thu hút những nhân vật có tầm ảnh hưởng, danh sách những người tham dự năm nay lại được chú ý nhiều hơn.

Ba cựu tổng thống  - Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton sẽ tham dự. Các nhà lãnh đạo của chính quyền sắp mãn nhiệm, Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, cũng sẽ tham dự.

Cả Ông Biden và bà Harris đều đã đối đầu với ôngTrump trong các chiến dịch tranh cử của mình. Mặc dù ông Biden đã giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với ông Trump vào năm 2020, nhưng ông đã bỏ cuộc đua năm 2024, và bà Harris, người thay thế ông Biden tiếp tục cuộc đua, cuối cùng đã thua cuộc.

Danh sách khách mời của Trump cũng bao gồm các nhà lãnh đạo cực hữu từ khắp nơi trên thế giới. Tổng thống Argentina Javier Millei, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, chính trị gia Pháp Eric Zemmour và nghị sĩ Anh Nigel Farage đều dự kiến sẽ tham dự.

Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng đã cố gắng tham dự, nhưng Tòa án Tối cao Brazil cho rằng ông có nguy cơ bỏ trốn do các thủ tục pháp lý mà ông phải đối mặt ở quê nhà.

Những chính sách kinh tế của ông Trump có tác động gì tới kinh tế thế giới?

Một số doanh nhân nổi tiếng cũng được kỳ vọng sẽ giúp ông Trump trở lại nắm quyền, bao gồm tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, CEO Apple Tim Cook và CEO Facebook Mark Zuckerberg.

Theo những người chỉ trích, sự tham dự của các tỷ phú công nghệ là dấu hiệu cho thấy thế giới công nghệ đã chấp nhận ông Trump, bất chấp sự thận trọng và thậm chí là chỉ trích trực tiếp ngành công nghệ của ông trong quá khứ.

Ai là người tài trợ cho lễ nhậm chức?

Mặc dù từng gọi cuộc nổi loạn ngày 6/1 là "ngày đáng xấu hổ", nhưng CEO Apple Tim Cook được cho là đã quyên góp 1 triệu đô la cho lễ nhậm chức của ông Trump.

Nhưng Tim Cook không đơn độc, bởi trong nỗ lực giành được sự ủng hộ của chính quyền mới của cộng đồng doanh nghiệp, quỹ nhậm chức của ông Trump đã huy động được số tiền kỷ lục là 170 triệu đô la, tính đến ngày 8/1. Khi buổi lễ bắt đầu, một số người trong ngành dự đoán tổng số tiền sẽ vượt quá 200 triệu đô la. Khoản tiền này giúp trang trải chi phí cho lễ nhậm chức cũng như các sự kiện liên quan như vũ hội riêng và diễu hành.

Ai sẽ biểu diễn tại lễ nhậm chức?

Ông Trump từng gặp khó khăn trong việc tìm người biểu diễn cho lễ nhậm chức của mình vào năm 2017 — nhưng năm nay thì không như vậy.

Ngôi sao nhạc pop Carrie Underwood sẽ biểu diễn ca khúc "America the Beautiful", trong khi ca sĩ nhạc đồng quê Lee Greenwood sẽ hát lại ca khúc hit "God Bless America" của anh, một bản hit trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Trong khi đó, ca sĩ opera Christopher Macchio sẽ hát quốc ca. Ban nhạc đồng quê Village People cũng sẽ xuất hiện để biểu diễn "YMCA", bài hát disco yêu thích của ông Trump.

Lá cờ Mỹ đã gây ra tranh cãi gì?

Ngày 29/12/2024, cựu Tổng thống Jimmy Carter qua đời ở tuổi 100. Theo truyền thống, cờ Mỹ sẽ được treo rủ tại các tòa nhà liên bang trong thời gian để tang kéo dài 30 ngày.

Nhưng trong 30 ngày đó lại trùng với lễ nhậm chức, và ông Trump phản đối việc treo cờ rủ tại lễ nhậm chức của mình.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cuối cùng đã đứng về phía ông Trump và kêu gọi đưa lên vào thứ Hai, mặc dù ông đã nói rõ rằng, cờ sẽ được hạ xuống lại vào ngày hôm sau.

Điều này đánh dấu sự phá vỡ truyền thống tổng thống. Trong quá khứ, cờ rủ được treo trong suốt thời gian để tang, chẳng hạn như năm 1973, khi Tổng thống Richard Nixon tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai và cả nước để tang cựu Tổng thống Mỹ Harry Truman.

Liệu có xảy ra biểu tình không?

Khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017, ông đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình lớn trên khắp cả nước, khi người biểu tình xuống đường để phản đối chính sách cực hữu của ông.

Trong lễ nhậm chức đầu tiên của ông Trump, hơn 200 người biểu tình đã bị bắt giữ — mặc dù hầu hết trong số họ đều bị hủy bỏ cáo buộc.

Ngày hôm sau, gần nửa triệu người đã tham dự Cuộc tuần hành của phụ nữ tại Washington, một trong những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra trong một ngày mà thành phố này từng chứng kiến. Trên toàn quốc, gần 4 triệu người đã tham gia Cuộc tuần hành của Phụ nữ tại địa phương.

Tuy nhiên, lần này phản ứng có vẻ nhẹ nhàng hơn. Mặc dù các cuộc biểu tình đã được dự đoán trước, nhưng ít ai ngờ rằng các cuộc biểu tình lại lớn như năm 2017.

Các biện pháp an toàn được triển khai thế nào?

An ninh dự kiến sẽ được thắt chặt, đặc biệt là sau khi ông Trump bị bắn vào tai khi đang vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, vào tháng 7 năm ngoái.

Lực lượng chức năng vào vị trí trong buổi diễn tập cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Washington, ngày 12 tháng 1; Nguồn AP

Gần 48 km hàng rào đã được dựng lên xung quanh Điện Capitol, đây là hàng rào dài nhất từng được xây dựng. Hàng rào cao 2 mét và được thiết kế để ngăn chặn những kẻ có ý định trèo qua hàng rào.

Dự kiến sẽ có thêm 25.000 cảnh sát thực thi pháp luật tuần tra thủ đô, bao gồm 7.800 thành viên Vệ binh Quốc gia.

Chính quyền thành phố Washington cho biết,  các con đường gần nơi diễn ra lễ nhậm chức sẽ bị cấm và những người có vé sẽ phải đi qua kiểm tra an ninh để vào bất kỳ sự kiện liên quan nào.

Số lượng người tham dự dự kiến là bao nhiêu?

Vào năm 2017, ông Trump đã dành nhiều tuần để khẳng định rằng lễ nhậm chức của ông thu hút được lượng người tham dự đông đảo nhất từ trước đến nay, mặc dù thực tế không phải vậy.

Khoảng 220.000 vé đã được bán cho lễ nhậm chức năm nay, nơi diễn ra lễ nhậm chức có sức chứa khoảng 250.000 người. Nhưng việc thay đổi địa điểm có thể là một trở ngại, khi lễ nhậm chức chuyển từ công viên National Mall có sức chứa hàng trăm nghìn người sang bên trong điện Capitol chỉ có sức chứa 20 nghìn người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.

Bộ Cựu chiến binh Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hơn 80.000 nhân viên, dù bị lên án mạnh mẽ bởi các nhóm cựu chiến binh và đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ trừng phạt Hamas, nếu lực lượng này không thả ngay lập tức các con tin Israel.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa lên tiếng ca ngợi những chuyển động tích cực trong quan hệ với Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ có cuộc gặp sớm nhất vào tuần tới.

Giám đốc CIA John Ratcliffe cho biết, Mỹ đã chấm dứt việc chia sẻ thông tin tình báo với Kiev từ ngày 5/3.