Bất động sản ở An Khánh vẫn tăng ảo dù hạ tầng kém

Hạ tầng chưa đồng bộ, hễ mưa là ngập nặng, thế nhưng giá nhà đất ở các khu đô thị thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức vẫn không ngừng tăng cao một cách phi lý. Nhiều ý kiến cho rằng, giá BĐS ở đây đang ở mức ảo, không tương xứng với hạ tầng của khu vực.

Hàng chục căn Shophouse nằm mặt đường Lê Trọng Tấn này, hiện tầng hầm vẫn ngập chìm trong nước, mặc dù đợt mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 2 đã đi qua hàng chục ngày nay. Theo người dân ở đây thì vào mùa mưa, năm nào khu vực này cũng bị ngập nặng vài lần, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và gây thiệt hại tài sản không nhỏ. 

Hàng chục căn Shophouse nằm mặt đường Lê Trọng Tấn này, hiện tầng hầm vẫn ngập trìm trong nước.

Ngâm nước lâu ngày, chất lượng của những căn Shophouse này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Đây là khu vực đã được Geleximco chi nhánh Hà Tây bán hết từ năm 2022 cho các nhà đầu tư với giá cao nhất chỉ quanh mức 100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên đến thời điểm này, giá các Shophouse này bị đẩy lên mức 300 triệu đồng/m2. Không những vậy, các khu biệt thự, liền kề lân cận giá cũng bị đẩy lên trên 200 triệu đồng/m2, chung cư cũng 70 - 80 triệu/m2. Nhiều ý kiến cho rằng, hạ tầng thiếu đồng bộ như vậy nhưng giá BĐS ở đây đang vượt xa giá trị thực.

Vào mùa mưa, khu vực ngã 3 Lê Trọng Tấn giao với Đại lộ Thăng Long như một rốn nước. Theo phòng quản lý đô thị huyện Hoài Đức, nguyên nhân dẫn đến khu vực An Khánh hễ mưa to là ngập nặng đến từ yếu tố quy hoạch chưa đồng bộ.

Hạ tầng ở khu vực An Khánh thiếu đồng bộ khiến mưa to là ngập.

Theo đại diện Phòng quản lý đô thị huyện Hoài Đức, việc hạ tầng ở khu vực này thiếu đồng bộ, khiến mưa to là ngập, một phần do đường gom Đại lộ Thăng Long thiết kế thoát nước tự nhiên không có hệ thống thu gom, các kênh tiêu quanh khu vực bị bồi lấp giảm khả năng thoát nước. Nguyên nhân quan trọng nữa là nhiều dự án sử dụng đất tại đây chậm tiến độ khiến hạ tầng kỹ thuật chưa được khớp nối.

Hễ có mưa lớn là cuộc sống người dân ở đây bị đảo lộn. Nhiều ý kiến cho rằng đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều căn biệt thự, liền kề, shophouse nằm tại các khu đô thị dọc hai bên đường Lê Trọng Tấn khu vực xã An Khánh đã được xây dựng hàng chục năm nay nhưng hiện vẫn còn bỏ hoang, chưa có người ở hoặc cho thuê. Các chuyên gia cho rằng, việc giá BĐS tại đây đang bị đẩy lên quá cao, người mua nên thận trọng, bởi giá BĐS thường đi kèm với chất lượng hạ tầng kỹ thuật, tránh bị rơi vào bẫy thổi giá, lướt sóng của môi giới và đầu cơ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.

Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.

Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.

Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.