Bất động sản nghỉ dưỡng giảm giá 50% vẫn khó giao dịch

Theo số liệu thống kê trong năm 2023, cả nước đón nhận khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Cùng với việc giảm nguồn cung giá phân khúc này cũng giảm khoảng 50% trên thị trường thứ cấp nhưng thị trường vẫn có rất ít giao dịch.

Cụ thể, toàn thị trường ghi nhận 726 sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được giao dịch thành công trong năm 2023 chỉ bằng 6,5% năm 2022. Lượng giao dịch chưa phục hồi như kỳ vọng vì một số dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng.

Trong khi hàng tồn kho chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó. Về giá bán giảm 50% trên thị trường thứ cấp song vẫn khó giao dịch. Nhất là các sản phẩm biệt thự, shophouse nghỉ dưỡng giá trị cao trên 10 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nhà trọ không hoàn thành thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3, theo Chỉ thị 19 ngày 24/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào ngày 6/3 tới.

Trong khi giá nhà ở thương mại tăng cao thì nhà ở xã hội là cứu cánh giúp giấc mơ an cư của người thu nhập thấp trở thành hiện thực.

Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên nguồn tiền giải ngân vẫn rất thấp do người mua nhà vẫn e ngại sau ưu đãi là lãi suất thả nổi.

Tính đến hết quý IV/2024, lượng căn hộ hoặc đất nền tồn kho vẫn còn khá lớn với khoảng hơn 17.000 căn/nền, theo báo cáo của Bộ Xây dựng.

Để tối ưu quỹ đất đang ngày một hạn chế, cần có chính sách chuẩn hóa thiết kế mặt bằng cho nhà ở xã hội (NƠXH).